OPEC+ có biện pháp kiểm soát giá; tiêu thụ khí đốt toàn cầu dự báo tăng mạnh
OPEC+ có biện pháp kiểm soát giá
Theo HSBC Global Research, giá dầu thô Brent dự báo sẽ vẫn giới hạn ở mức 75-85 USD/thùng trong trung hạn vì năng lực khai thác dự phòng của /chu-de/opec.topic đủ để bù đắp mọi rủi ro địa chính trị.
“OPEC+ sẽ chứng kiến công suất khai thác dự phòng tăng lên 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2024, tăng từ mức 4,3 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2023, qua đó đủ để duy trì ổn định giá dầu thế giới”, HSBC cho biết.
Theo giới chuyên gia, những gián đoạn thương mại vì bất ổn trên Biển Đỏ hiện nay chỉ khiến giá dầu chịu thêm một khoản chi phí nhỏ, chứ chưa gây bất kỳ sự đứt gãy nguồn cung nào tới thời điểm này.
Thị trường khí đốt sẽ tiếp tục căng thẳng, ít nhất đến năm 2026 |
Bên cạnh đó, giá dầu cũng đang chịu áp lực lớn vì đồng USD mạnh lên và chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
OPEC+ có công suất dự phòng tổng cộng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nguồn cung toàn cầu và việc khôi phục sản lượng cần phải được thực hiện một cách thận trọng.
Theo công ty tư vấn Rapidan, OPEC có thể khôi phục sản lượng sau năm 2030, khi tăng trưởng nguồn cung ngoài tổ chức này chậm lại sẽ khiến thị trường toàn cầu thắt chặt nghiêm trọng.
Tiêu thụ khí đốt toàn cầu dự báo tăng mạnh
Phó Giám đốc tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, ông Alexander Ishkov cho biết, tập đoàn này dự đoán mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 22% vào năm 2050, với lượng tiêu thụ khí đốt sẽ tăng 26%.
“Mức tăng tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới dự kiến sẽ là 22% vào năm 2050. Dầu sẽ giảm về số lượng tuyệt đối; năng lượng hạt nhân, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng lên”, ông Ishkov nhận định.
Ngoài ra, dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ giảm 24% và tiêu thụ than sẽ giảm 13% vào năm 2050 so với năm 2023. Đồng thời, tiêu thụ sẽ tăng 5% đối với điện từ nhà máy điện hạt nhân, 3% đối với thủy điện và 17% đối với các nguồn năng lượng tái tạo.
Gazprom dự định giảm lượng khí thải carbon dioxide gần 60 triệu tấn vào năm 2030, nhờ phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt ở các khu vực và sử dụng rộng rãi hơn nhiên liệu phương tiện chạy bằng khí đốt tự nhiên.
Khác với thị trường dầu mỏ, nguồn cung trên thị trường khí đốt đã không có sự gia tăng đáng kể nào kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Các dự án khai thác khí đốt được cho đang bùng nổ tại Mỹ và Qatar. Tuy nhiên, các dự án sẽ chỉ có thể vận hành khoảng từ năm 2026 trở đi. Nguồn cung trên thị trường khí đốt vì thế được dự báo sẽ chỉ có thể dư thừa kể từ khoảng thời điểm đó. Tín hiệu thị trường cũng cho thấy, sự căng thẳng nguồn cung khí đốt hiện nay chỉ có thể được xoa dịu trong những năm cuối của thập kỷ này.