Thứ sáu 15/11/2024 16:22

Ổn định kinh tế vĩ mô: Chìa khóa" tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 đang được đánh giá tích cực nhờ sự hồi phục của tiêu dùng trong nước cũng như sức bật của nhiều ngành dịch vụ, XNK.

Ngân hàng Thế giới(WB) vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,5%, cùng với đó lạm phát sẽ ở mức 3,8%. Với dự báo này, tăng trưởng GDP vượt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra, còn lạm phát trong tầm kiểm soát dưới 4% theo đúng mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, theo bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thiếu vững chắc và chịu tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài cũng như nội tại nền kinh tế.

Trong đó, về những yếu tố từ bên ngoài, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và gần đây là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc dự báo sẽ làm trầm trọng thêm giá cả hàng hóa và chuỗi cung ứng, khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Tiêu dùng trong nước phục hồi mạnh mẽ

Trong khi đó, những thách thức nội tại của nền kinh tế Việt Nam được WB chỉ ra tại cập nhật báo cáo mới nhất công bố ngày 8/8, bao gồm: Thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát tăng cao và rủi ro về tài chính…

Nói về những thách thức của kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng cho rằng, áp lực lạm phát từ bên ngoài đã bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, 7 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 36,71%.

Từ những thách thức trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra quan điểm điều hành kinh tế trong thời gian tới, đó là triển khai nhanh, hiệu quả, thực chất và toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong ngắn hạn tại Nghị quyết 01/NQ-CP; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình phòng, chống dịch Covid-19… cùng với đó chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới. Trong đó nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô.

Để ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành kinh tế vĩ mô thời gian tới, việc sử dụng đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính chủ động theo dõi diễn biến trong nước, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau và với các cơ quan liên quan để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện nguồn lực của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, kinh nghiệm thế giới và bài học của Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy, chỉ một sai lầm của chính sách cũng khiến nền kinh tế phải trả giá đắt để điều chỉnh "căn bệnh" bất ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, xét về trung hay dài hạn, thì ổn định kinh tế vĩ mô chính là "chìa khóa" quan trọng để Việt Nam ổn định tăng trưởng. Đây là công việc thường xuyên phải làm, nhưng giai đoạn hiện nay lại càng phải quan tâm nhiều hơn.

Chu Huỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác