Thứ bảy 10/05/2025 11:29

Nơi lưu giữ ký ức Biệt động Sài Gòn một thời

Nằm giữa lòng TP. Hồ Chí Minh, quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử của lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Giữa những con phố nhộn nhịp của Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại số 113A Đặng Dung vẫn giữ dáng vẻ khiêm nhường như xưa. Ít ai ngờ, căn nhà gỗ có từ thập niên 1940 này không chỉ là một quán cơm bình dân, mà còn là một trong những cơ sở cách mạng bí mật quan trọng của lực lượng Biệt động Sài Gòn trước năm 1975.

Cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại số 113A Đặng Dung, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Căn nhà vốn là nơi sinh sống, buôn bán của vợ chồng ông Đỗ Miễn và bà Nguyễn Thị Sự. Họ mở quán bán cà phê, cơm tấm, đặt tên là “Đỗ Phủ” - tức là phủ (nhà) của họ Đỗ. Thực khách của quán khi đó không chỉ là người lao động, mà còn có những binh lính Hàn Quốc đóng quân tại Cao ốc Đại Hàn đối diện. Chính những người lính này đã gợi ý thêm món kim chi ăn kèm, tạo nên món “cơm tấm Đại Hàn” đặc trưng - một sự kết hợp Đông - Tây hiếm hoi giữa lòng chiến tranh.

Không gian quán cà phê Đỗ Phủ tại vị trí hầm Biệt động Sài Gòn nổi tiếng.

Song, đằng sau vẻ mộc mạc ấy là một vai trò hoàn toàn khác. Quán cơm tấm này chính là nơi trú ẩn, giao liên, hội họp, cất giấu tài liệu và nuôi giấu cán bộ cách mạng. Người đứng sau sự điều phối tinh vi này là ông Trần Văn Lai - hay còn gọi là Năm Lai - một nhà thầu khoán, doanh nhân thành đạt, đồng thời là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Một góc nhỏ được sử dụng trưng bày những bức ảnh, tư liệu lịch sử.

Bút ký của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới thăm.

Dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai, nơi đây đã trở thành trung tâm giao liên quan trọng. Nhờ vào việc điều hành quán cơm tấm, ông Trần Văn Lai đã tạo ra một “vỏ bọc” hoàn hảo để qua mặt quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Những hoạt động mật này không chỉ giúp duy trì mạch máu cho các chiến khu mà còn góp phần vào những chiến thắng oanh liệt của lực lượng Biệt động Sài Gòn.​

Căn hầm ngầm để các chiến sĩ thoát ra ngoài khi gặp nguy hiểm, nằm phía bên dưới chiếc tủ quần áo.

Một trong những điểm đặc biệt của quán là căn hầm nổi dưới sàn nhà, được sử dụng để chứa tài liệu mật, thuốc men trong những ngày chiến tranh. Căn hầm này được ngụy trang kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bí mật. Khi cần thiết, các chiến sĩ biệt động sẽ sử dụng sợi dây nối để thả tài liệu quan trọng vào trong chiếc lon sắt, rồi từ đó đưa ra ngoài an toàn.​

Những vật dụng bên trong quán cà phê được gìn giữ cẩn thận.

Bên cạnh đó, quán còn có một hầm bí mật nằm dưới đáy tủ quần áo. Đây là nơi các chiến sĩ biệt động có thể ẩn nấp và thoát ra ngoài khi bị lộ. Căn hầm này có chiều sâu 3 mét, chỉ đủ một người chui qua và được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.​

Ngoài hầm nổi, căn nhà còn có hầm bí mật. Theo tựa trích trên tấm biển giới thiệu: “Hầm bí mật dưới đáy tủ quần áo dùng để trú ẩn và thoát ra ngoài. Khi có động hoặc bị lộ, các chiến sĩ biệt động vào bên trong tủ khóa trái cửa, cậy tấm ván đáy tủ lên và thoát ra ngoài bằng đường bí mật ra các đường Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Nguyễn và Hai Bà Trưng”.

Sau năm 1975, căn nhà vẫn được bảo tồn. Con trai của ông Trần Văn Lai - ông Trần Vũ Bình - đã tiến hành phục dựng và gìn giữ nguyên trạng không gian quán. Một phần căn nhà hiện nay được dùng để trưng bày những hiện vật gốc, ảnh tư liệu, bút tích của các nhà lãnh đạo như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đến thăm.

Du khách tìm hiểu lịch sử tại quán.

Không gian hoài cổ với nội thất xưa, từ máy may, bàn ghế gỗ, đến những vật dụng sinh hoạt đời thường, tất cả được giữ nguyên theo tinh thần “đúng chất Sài Gòn xưa”. Quán không chỉ là nơi để thưởng thức cà phê và cơm tấm mà còn là một bảo tàng sống thu nhỏ, giúp người trẻ hôm nay kết nối với lịch sử thông qua những điều giản dị, chân thực.

Cà phê Đỗ Phủ hiện là điểm dừng quan trọng trong các tour du lịch lịch sử như “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn.

Du khách đến đây, ngoài trải nghiệm ẩm thực còn có thể tìm hiểu về cuộc sống ngầm của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, hiểu thêm về tinh thần kiên cường, bất khuất của thế hệ đi trước. Cà phê Đỗ Phủ hiện là điểm dừng quan trọng trong các tour du lịch lịch sử như “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn” - hành trình về nguồn đầy cảm xúc giữa lòng đô thị hiện đại.

Giữa guồng quay náo nhiệt của thành phố, quán cà phê Đỗ Phủ vẫn lặng lẽ kể lại câu chuyện của mình - câu chuyện về một thời chiến đấu, về lòng quả cảm và những con người đã hy sinh thầm lặng cho độc lập hôm nay. Quán không chỉ là ký ức - nó là chứng tích, nhịp cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa ẩm thực và lịch sử, giữa đời thường và anh hùng.
Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt