Thứ bảy 26/04/2025 13:39

'‘Nỗi lo’' của Đức đã trở thành hiện thực

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay, ngân sách quốc phòng thấp hơn đồng nghĩa với việc ông không thể tiến hành một số công việc nhanh chóng.

Theo ông Pistorius, ngân sách quốc phòng cho Đức trong năm 2025 "thấp hơn đáng kể" so với yêu cầu.

Ngân sách dành cho quốc phòng thấp hơn đồng nghĩa với việc tôi không thể tiến hành một số công việc nhanh chóng. Do đó, Bộ Quốc phòng Đức sẽ phải thích nghi và sử dụng ngân sách hợp lý nhất”, Bộ trưởng Pistorius nhấn mạnh.

Trước đây, ông Pistorius đã tìm cách tăng ngân sách quốc phòng hằng năm thêm 6,7 tỷ Euro (7,25 tỷ USD) cho tài khóa 2025. Cả Bộ trưởng Quốc phòng và Chính phủ Đức đều không cung cấp thông tin chi tiết về ngân sách dành cho quốc phòng.

Ngân sách quốc phòng cho Đức trong năm 2025 "thấp hơn đáng kể" so với yêu cầu. Ảnh: AP

Hôm 5/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và lãnh đạo các đảng đồng minh đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về ngân sách năm 2025, chấm dứt những tranh cãi kéo dài về kế hoạch chi tiêu quốc gia. Thỏa thuận này giúp duy trì cam kết của Đức giữ chi tiêu quốc phòng cao hơn mục tiêu của NATO là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để nâng cao năng lực quốc phòng, trong đó có khoản bổ sung 30 tỷ euro (32,49 tỷ USD) trong năm 2028 để phù hợp với mục tiêu.

Đầu năm 2024, Bộ Tài chính Đức đã dự trù ngân sách 52 tỷ Euro cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2025, thấp hơn mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng. Số tiền này chỉ đủ trang trải các chi phí hoạt động như lương cho binh lính, sưởi ấm doanh trại, sửa chữa thiết bị và còn lại 500 triệu Euro để đầu tư phát triển vũ khí mới. Một số dự án trong dự định của quân đội Đức không được phân bổ ngân sách.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Đức đã thành lập quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ Euro để mua vũ khí hiện đại. Đức cũng cam kết đạt được mục tiêu của NATO là chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng.

Theo giới chuyên gia, năm 2028 được coi là đặc biệt khó khăn vì quỹ đặc biệt sẽ cạn nguồn dự trữ và có thể sẽ cần thêm 20-25 tỷ Euro trong ngân sách quốc phòng thường xuyên để đáp ứng hạn ngạch chi tiêu của NATO.

Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ Đức gia hạn trả nợ các khoản vay nhằm tạo dư địa mới cho chi tiêu. Chiến thuật này đã được sử dụng vào năm 2022 bằng cách hợp nhất các kế hoạch trả nợ cho các khoản vay khủng hoảng năm 2020 và 2021 với các khoản vay mới được lên kế hoạch cho năm 2022 và ấn định thời gian trả nợ là 31 năm từ năm 2028 đến năm 2058.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Xyanua

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử