Khu di tích lịch sử ngành Công Thương

Nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống Cách mạng

Những ngày đầu tháng 5/2016, chúng tôi có dịp về thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thăm lại dấu tích một thời ngành Công Thương đặt nhiệm sở trong kháng chiến chống Pháp, nay đã được đầu tư khang trang thành Khu di tích lịch sử Bộ Công Thương và gặp lại những chứng nhân đã dày công sưu tầm tài liệu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên khu di tích mang ý nghĩa lịch sử này.
Nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống Cách mạng

Công trình đầy ý nghĩa lịch sử

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, nguyên Giám đốc sơ Công Thương Tuyên Quang Hoàng Quốc Bình kể lại, sau hơn 3 năm xác minh địa điểm, chuẩn bị hồ sơ, điều kiện vật chất và tổ chức xây dựng, ngày 9/5/2009, Khu di tích lịch sử ngành Công Thương được khánh thành tại thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Khu di tích nằm trên diện tích 1.800m2, gồm: 3 gian nhà bia rộng 100m2 (bia đá tấm lớn được làm từ làng nghề của đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, trọng lượng trên 5 tấn); 1.700m2 sân vườn, đường đi lại trong khuôn viên.

Ngoài ra, từ nguồn đóng góp của cán bộ, công nhân viên chức ngành Công Thương, Ban quản lý Dự án xây dựng Di tích lịch sử Bộ Công Thương còn đầu tư xây dựng đường giao thông từ Khu di tích lịch sử Nha Công an Minh Thanh của Bộ Công an đến Khu di tích lịch sử của Bộ Công Thương. Tuyến đường dài 715m, nền đường rộng 4m, mặt đường đổ bê tông rộng 3m; bãi đỗ xe của khách đến tham quan và cải tạo, nâng cấp Nhà văn hóa thôn Đồng Đon.

Nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống Cách mạng
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú và đoàn cán bộ Bộ Công Thương thăm, dâng hương tại Khu di tích ngày 8/5/2016

Về quá trình xây dựng khu di tích, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) Lê Danh Vĩnh - người trực tiếp chỉ đạo xây dựng Khu di tích - cho biết, liên tục trong 3 năm (2007-2009), tranh thủ sự sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, sự giúp đỡ của các đơn vị, chính quyền địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ viên chức ngành Công Thương và đặc biệt là nhân dân các dân tộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, công trình Di tích lịch sử của Bộ Công Thương và các công trình phúc lợi công cộng đã được hoàn thành.

Theo nguyên Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh, trong kháng chiến chống Pháp, Bộ Kinh tế (Bộ Công Thương) đóng quân tại nhiều địa điểm tại Tuyên Quang, như: làng Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (năm 1947); làng Thẳm, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (tháng 9/1950); làng Hản, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn (tháng 11 năm 1950 - 1951); thôn Tân Yên, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương (từ 1952- 1953)... Tuy nhiên, địa điểm xây dựng khu di tích hiện nay là nơi cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/5/1951 đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Cũng tại nơi đây, rất vinh dự cho cán bộ, nhân viên Bộ Công Thương đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, ân cần chỉ bảo động viên vào đầu tháng 3/1952.

Nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống Cách mạng

Ông Nguyễn Văn Mạch - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Tuyên Quang - chia sẻ, toàn bộ Khu di tích lịch sử ATK - Tân Trào có 198 điểm di tích. Đến thời điểm này, hầu hết các bộ, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc đều xây dựng bia, nhà bia ghi dấu sự kiện. “Trong đó, khu di tích lịch sử ngành Công Thương là một trong những di tích được xây dựng trong khuôn viên khá đẹp, hoành tráng và bề thế” - ông Nguyễn Văn Mạch đánh giá.

Để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống Cách mạng, ngay khi khánh thành Di tích lịch sử của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Tuyên Quang đã tích cực làm việc với Bảo tàng Tân Trào - ATK để đưa di tích vào quản lý chung theo quy định và bổ sung thêm vào tour, tuyến du lịch chính thức khi có du khách về thăm.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Tuyên Quang cũng nỗ lực làm tốt nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao là chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử này, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho cán bộ, công nhân viên chức ngành Công Thương Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

“Hàng năm, ngoài hàng nghìn lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên ngành Công Thương tìm về, còn có hàng chục nghìn khách du lịch đến thăm khu di tích quan trọng này” - Chánh văn phòng Sở Công Thương Tuyên Quang Trần Kim Thắng nhấn mạnh.

Văn bia tại Khu di tích ghi rõ:

Thắm đượm tình nghĩa ATK - Tân Trào, cán bộ, nhân viên Bộ Công Thương khắc sâu tình đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc, chia sẻ ngọt bùi của đồng bào thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Xem thêm