Thứ năm 26/12/2024 13:30

Nội dung mới quan trọng và cần thiết của Quy hoạch Điện VIII

Điểm mới của Quy hoạch Điện VIII là giảm phụ thuộc năng lượng nhập khẩu, tăng chủ động tự cung, tự cấp bằng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong nước.

Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Quy hoạch đã tăng cao quy mô các nguồn năng lượng tái tạo, vốn có tiềm năng lớn của Việt Nam

Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.

Theo Bộ Công Thương, từ năm 2015, từ quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Các tính toán trước đây và cho đến bây giờ cho thấy, nếu không có tính toán căn cơ, giải pháp sớm thì sẽ tiếp tục nhập ròng năng lượng lớn trong xu thế chung của khu vực Đông Nam Á, song hiện không dễ gì nhập khẩu than, khí hóa lỏng vì sẽ đẩy giá gấp 4 lần so với hiện nay.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Quy hoạch điện VIII, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của chuyên gia, quy hoạch điện VIII đã đưa ra mục tiêu nhằm giảm phụ thuộc năng lượng nhập khẩu, tăng chủ động tự cung, tự cấp bằng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong nước.

Với tầm nhìn dài hạn, Quy hoạch đã tăng cao quy mô các nguồn năng lượng tái tạo, vốn có tiềm năng lớn của Việt Nam (tiềm năng kỹ thuật 600 GW điện gió ngoài khơi, trên 960 GW điện mặt trời các loại…).

Điểm mới cụ thể được Quy hoạch cũng nêu và nhận định về tình hình nghiên cứu ứng dụng quốc tế, cũng như dự kiến sử dụng một số dạng năng lượng mới (khí trộn, hydro, amoniac trong tương lai) và nhận định về các công nghệ mới (như lưu trữ năng lượng, linh hoạt hệ thống điện).

Trên cơ sở bài toán tối ưu, Quy hoạch đã đưa ra tổ hợp 11 kịch bản phát triển, lựa chọn và đề xuất kịch bản có chi phí cực tiểu, đáp ứng mục tiêu về tăng cường tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và giảm ô nhiễm khí nhà kính.

Điểm nhấn trong Quy hoạch sẽ không xây dựng thêm nhiệt điện than sau năm 2030, từng bước trộn và chuyển sang nhiên liệu sinh khối, hoặc amoniac; ưu tiên phát triển điện khí và cũng định hướng chuyển dần sang đốt trộn nhiên liệu, tiến tới đốt hoàn toàn hydro, amoniac trong dài hạn và sau năm 2035 không phát triển nguồn điện LNG mới.

Quy hoạch điện VIII đã đưa cụ thể danh mục các dự án nguồn điện lớn, ưu tiên quan trọng cấp quốc gia. Đối với các nguồn năn lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, thủy điện, điện sinh khối, điện rác) và các nguồn khác, dự thảo đã đưa ra tổng quy mô công suất phát triển các nguồn điện gió, mặt trời theo phạm vi 6 vùng và theo chu kỳ 5 năm, thuận tiện cho việc lập kế hoạch, điều hành, điều chỉnh và giám sát thực hiện quy hoạch.

Đây là một quy hoạch được thiết kế mang đậm chất chuyển dịch năng lượng - Định hướng chuyển đổi dần nhiên liệu khỏi nhiên liệu hóa thạch từ các nhà máy điện than, điện khí sang biomass, amoniac, khí trộn, hydro… vào cuối vòng đời công trình, trước năm 2050.

Theo nhận định của chuyên gia năng lượng, mặc dù có những thách thức là hiện nay một số công nghệ nhiên liệu sạch còn đang ở quy mô nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng ở một vài lĩnh vực, một vài quốc gia, chưa thương mại hóa và phổ biến, giá thành còn cao, chưa cạnh tranh với các loại hiện hữu, nhưng xu thế là các công nghệ đó sẽ phát triển nhanh cùng với giảm giá thành. “Điều thuận lợi là không riêng Việt Nam mà có gần 150 quốc gia đã cam kết chống biến đổi khí hậu bằng đưa phát thải khí nhà kính về “không ròng” vào năm 2050, hoặc 2060, công nghệ và nhiên liệu sạch sẽ thúc đẩy “cầu”, ắt sẽ sớm có “cung”- các chuyên gia nhấn mạnh.

Việt Duy
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ