Chủ nhật 11/05/2025 07:40

Ninh Bình xin áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Quốc hội để được áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Tỉnh Ninh Bình xin được áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để cung cấp cho 2 dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh

Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 14 mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp đã được cấp giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khai thác còn lại khoảng 39,1 triệu m3, trong đó tổng công suất khai thác các mỏ trên là khoảng 3,39 triệu m3/năm. Các mỏ này đều nằm rải rác trên địa bàn các huyện Nho Quan, Yên Mô và thành phố Tam Điệp.

Trong khi đó, 2 dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là Dự án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình và Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn được đề xuất nguồn vốn dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, được phép giải ngân đến hết năm 2025 (khoảng 2 năm).

Theo tính toán, khối lượng vật liệu đắp nền cho hai dự án cao tốc trên là khoảng 5,5 triệu m3 (khoảng 4,5 triệu m3 đối với Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng và 1 triệu m3 đối với Dự án Cao Bồ - Mai Sơn). Trong khi đó thời gian thi công của dự án, nhất là phần đắp nền đường chỉ được thực hiện trong khoảng 1 năm, ngoài ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang triển khai nhiều dự án khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy với công suất khai thác các mỏ hiện tại đang hoạt động không đủ đáp ứng được khối lượng và tiến độ cung cấp vật liệu theo yêu cầu của các dự án đường bộ cao tốc nêu trên.

Đối với sự cần thiết áp dụng cơ chế đặc thù tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu theo quy định của Luật Khoáng sản rất phức tạp, kéo dài nhiều khâu, nhiều cấp với thời gian thi công rất ngắn nên không thể đáp ứng được tiến độ thi công và giải ngân hai dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Do đó, việc được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sẽ giảm được các khâu trung gian, thực hiện các thủ tục khai thác ngay, đáp ứng được tiến độ của dự án, góp phần ổn định giá vật liệu, hạn chế chi phí xây dựng.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Ninh Bình

Tin cùng chuyên mục

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...