Thứ tư 20/11/2024 15:49

Nigeria miễn thuế nhập khẩu các mặt hàng y tế thiết yếu

Nigeria thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các mặt hàng y tế thiết yếu từ ngày 1/5/2020.

Trước những tác động dịch bệnh Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài, trong đó có Việt Nam vào Nigeria sẽ khó khăn hơn trong 6 tháng cuối năm 2020.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 50,9 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2019. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng của Việt Nam sang Nigeria đạt mức tăng trưởng cao như: túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù tăng 468,4%, đạt 5,42 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 117,1%, đạt 1,78 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 95,6%, đạt 1,43 triệu USD. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeira sẽ tiếp tục bị tác động bởi đại dịch Covid-19 và việc Chính phủ Nigeria vẫn đang thực thi các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh như phong tỏa các bang, đóng cửa các sân bay quốc tế và phá giá mạnh đồng nội tệ Naira.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu từ Nigeria 71,67 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu giảm, nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm giá trị và sản lượng nhập khẩu hạt điều, mặt hàng thường chiếm trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của ta từ Nigeria. Nigeria cung cấp 2 mặt hàng hạt điều, gỗ nguyên liệu cho Việt Nam để sản xuất và tái xuất khẩu dạng thành phẩm.

Quầy bánh kẹo tại siêu thị Shoprite Nigeria, trong đó nhập khẩu bánh Cosy Kinh Đô và LAMOSA của Việt Nam

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Nigeria đã chịu tác động rất lớn khi giá dầu thế giới chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Nguồn thu của Chính phủ năm 2020 từ lĩnh vực dầu khí được dự báo sẽ sụt giảm khoảng 90%. Trong lĩnh vực Hải quan và Thuế cũng giảm lần lượt là 0,8% và 1%. Lạm phát của nước này tiếp tục xu hướng tăng đạt mức 12,4% trong tháng 5/2020 so với mức 12,3% của tháng trước đó và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2018. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) do Ngân hàng trung ương Nigeria công bố tháng 4/2020 đứng ở mức rất thấp 42,4 điểm do sự sụt giảm mạnh về sản lượng, đơn hàng xuất khẩu và đơn hàng mới. Hoạt động xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa và đầu tư đã bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa, hạn chế di chuyển, đóng cửa sân bay của Chính phủ Nigeria và Chính phủ các nước trên thế giới. Thu hút đầu tư nước ngoài của nước này trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt 5,85 tỷ USD, giảm 31,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự trữ ngoại hối đứng ở mức thấp 35,7 tỷ USD trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, ngày 20/03/2020, Ngân hàng trung ương Nigeria đã thực hiện phá giá 15% đồng nội tệ (Naira) so với đồng đô la Mỹ (USD). Tỷ giá từ 306 NGN/USD lên 360 NGN/USD. Động thái này nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất nội địa nhưng ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Nigeria, khi phải mua đồng USD ở mức giá cao hơn, để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Ngày 30/04/2020, Chính phủ nước này thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT), đối với các mặt hàng y tế thiết yếu phục vụ chống Covid-19 trong giai đoạn 6 tháng, bắt đầu từ ngày 01/05/2020.

Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Nigeria, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nigeria trong 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 27,13 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 13,34 tỷ USD, giảm 10% và nhập khẩu đạt 13,79 tỷ USD, tăng gần 14%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nigeria gồm dầu thô đạt 9,62 tỷ USD, chiếm 72,12% tổng kim ngạch xuất khẩu; sản phẩm công nghiệp đạt 1,45 tỷ USD, chiếm 10,89%; sản phẩm nông nghiệp đạt 412,89 triệu USD, chiếm 3,09%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nigeria là sản phẩm công nghiệp đạt 8,69 tỷ USD, chiếm 63% tổng kim ngạch nhập khẩu; các sản phẩm dầu khác đạt 2,96 tỷ USD, chiếm 23%; nguyên liệu thô đạt 1 tỷ USD, chiếm 7,28% và hàng hóa nông nghiệp đạt 854,2 tỷ USD, chiếm 6,19%.

Các thị trường xuất khẩu chính của Nigeria gồm Ấn Độ (chiếm 15,61% tổng kim ngạch xuất khẩu); Tây Ban Nha (9,87%); Hà Lan (9,72%); Nam Phi (7,82%) và Cameroon (7,39%). Các thị trường nhập khẩu chính của Nigeria gồm: Trung Quốc (chiếm 26,28% tổng kim ngạch nhập khẩu; Hà Lan (11,14%); Hoa Kỳ (10,45%); Ấn Độ (7,92%) và Bỉ (6,11%).

Nhằm hỗ trợ nền kinh tế tránh bị rơi vào khủng hoảng và suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ Nigeria đã thực thi nhiều biện pháp quan trọng như: thành lập Ủy bản Ổn định Kinh tế do Phó Tổng tổng Yemi Osinbajo đứng đầu nhằm quản lý và phát triển kinh tế trong và sau đại dịch; hoãn việc tăng giá điện theo dự kiến từ 01/4/2020; ban hành gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ Naira đối với các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập sẽ được giảm 80% phí đăng ký sản phẩm tại Cục Quản lý và Kiểm tra Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia (NAFDAC) trong giai đoạn 6 tháng từ ngày 16/5/2020 và thực hiện việc cắt giảm chi tiêu ngân sách chính phủ liên bang. Đáng lưu ý, ngày 28/4/2020, IMF đã đồng ý cấp khoản vay trị giá 3,4 tỷ USD cho Nigeria nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này vượt qua khó khăn trong giai đoạn đại dịch đang bùng phát mạnh mẽ.

Thời gian tới, các chính sách kinh tế thời hậu Covid-19 của Nigeria sẽ tập trung tăng cường khai thác dầu khí; phát triển sản xuất công nghiệp; tăng thu hút đầu tư cho nông nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Tin cùng chuyên mục

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024