Chủ nhật 22/12/2024 21:39

Những lời nói sau cùng tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu” và bài học vô cùng đắt giá

Các bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” tỏ ra sám hối, đó là bài học không chỉ cho bị cáo mà còn là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn trục lợi của Nhà nước, Nhân dân.

Sau 9 ngày làm việc, phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu” kết thúc phần tranh luận với nhiều tình tiết bất ngờ, Hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Được nói lời sau cùng, hầu hết các bị cáo đều tỏ ra ăn năn, sám hối và mong Hội đồng xét xử cân nhắc đưa ra hình phạt nhẹ nhất, để họ có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Trong số này, bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng nói tự nhận thức đã thành khẩn khai báo từ rất sớm và mong sớm được trở về với xã hội, gia đình và mẹ già. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng thì mong được tha thứ và hưởng khoan hồng.

Đối diện “án tử”, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nói “không nghĩ phải đối diện với mức án cao như vậy khi mới ngoài 40 tuổi” và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội được sống. Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) tỏ ra ăn năn nhận tội và cho rằng mình đã hiểu sâu sắc lỗi lầm đã gây ra. “Bị cáo chỉ có một mong mỏi được trở về gặp mẹ. Tất nhiên là rất mong manh”, lời bị cáo Vũ Hồng Nam.

Còn bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) cúi đầu nói rất thấm thía với hành vi phạm tội của mình. “Bị cáo xin lỗi UBND, các sở ban ngành, lãnh đạo, nhân dân tỉnh Quảng Nam, gia đình, 2 con, bạn bè thân hữu…”, lời bị cáo Tân.

Các bị cáo tỏ ra ăn năn, sám hối nhưng điều đó đã quá muộn.

Thế nhưng, cũng trong những lời nói sau cùng ấy, chúng ta vẫn thấy được phần trình bày thể hiện vì lý do khách quan mà các bị cáo vướng vòng lao lý. Như lời cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, bị cáo này cho rằng việc nhận hối lộ từ các doanh nghiệp là do “nể nang” và “nhận thức chưa đầy đủ”, rồi mới kể đến hoàn cảnh mẹ già, con nhỏ và mong được hưởng mức án thấp để sớm trở về với gia đình.

Hay như lời nói sau cùng của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu phó Giám đốc Công an Tp. Hà Nội), đưa ra lý do phạm tội là “vì thương người mà bị cáo đã mắc sai lầm, vi phạm pháp luật”.

Có thể thấy, những ý do “không hiểu biết pháp luật” hay “nhận thức chưa đầy đủ”, vì “nể nang”, “thương người”… đó chỉ là những lời biện minh cho hành vi bị cơ quan tố tụng cáo buộc vi phạm pháp luật và đáng xấu hổ khi “ăn” trên xương máu của đồng bào. Bởi, nếu các bị cáo không có tư tưởng trục lợi, không có mưu toan chạy tội sau những hành động “mờ ám” trong mỗi chuyến bay giải cứu bị phát giác, thì đâu có việc các bị cáo vướng vòng lao lý và phải đứng trước vành móng ngựa.

Cũng có những người theo dõi xuyên suốt phiên tòa đặt ra câu hỏi, nếu không có dịch Covid-19, thì liệu rằng họ có vướng vòng lao lý hay không? Câu trả lời là chưa chắc, bởi nếu họ đã có lối tư duy trục lợi, “chộp giật” thì dù không trải qua đại dịch Covid-19, có chăng họ sẽ vướng “lưới pháp luật” trong một hoàn cảnh khác.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, lời sám hối của những cựu quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp dù có muộn màng, nhưng cũng để thấy được rằng, các bị cáo đã ý thức được sai lầm của mình đã gây ra và ăn năn, hối cải. Họ đều thấy được hành vi phạm tội của mình đã phản bội Đảng, Nhà nước, Nhân dân khi trục lợi trên xương máu của đồng bào trong lúc dịch Covid-19 bùng phát. Họ thấy có lỗi với mẹ già, vợ, con thơ và cả xã hội. Chỉ có điều, khi các bị cáo nhận thức được điều đó thì đã quá muộn!.

Dù các bị cáo có những lời sám hối và mong được Hội đồng xét xử xem xét, để có cơ hội được sống, nhưng họ phải ý thức được rằng, pháp luật rất bình đẳng, cơ quan tố tụng rất công minh ngay từ giai đoạn cơ quan Công an vào cuộc điều tra, Viện kiểm sát luận tội và tới đây Hội đồng xét xử sẽ đưa ra bản án nghiêm khắc. Có thể, người có công sẽ được xem xét tình tiết giảm nhẹ, nhưng người bao biện hay quanh co chối tội đều bị xử lý đúng theo khung hình phạt. Có chăng, những lời sám hối của các bị cáo chỉ phần nào giãi bày được nỗi lòng của kẻ phạm tội, còn đó không phải là “lá bùa” để giảm nhẹ án phạt.

Nên nhớ rằng, lưới trời lồng lộng, không có việc gì có thể che giấu được nhất là những người có tư tưởng trục lợi, rút ruột và kiếm chác của Nhà nước, Nhân dân. Đừng có đổ lỗi vì “nhận thức chưa đầy đủ”, “nể nang” hay “thương người”… Ở đây, dù có bị cáo sẽ phải chịu án phạt nặng, nhưng hình phạt đó cũng không thể nặng, "đeo bám" bằng “bản án lương tâm” theo suốt phần đời còn lại. Đó chắc chắn là những điều mà các các bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa luôn phải day dứt và sẽ không lời lẽ nào có thể “xin giảm nhẹ” được.

Và cũng phải nói thêm rằng, không thể không nhắc đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan khác trong vụ án; rồi đây chắc chắn không chỉ các bị cáo phải chịu trách nhiệm và nỗi day dứt của toà án lương tâm mà với không ít người, còn là nỗi đau liên đới và thậm chí cả những vấn đề còn phải tiếp tục làm rõ, xử lý.

Bản án, sự định tội là kết quả của công tác phòng chống tham nhũng đã và đang được Đảng, hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, kiên định. Ở đó, chắc chắn sẽ không vì cả nể, vùng cấm, vì có nhiều đóng góp hay thậm chí vì tình đồng chí, đồng đội mà bỏ qua vi phạm. Như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10/5/2023, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được tiến hành rất bài bản, đúng chức năng, nhiệm vụ, thận trọng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai, bảo đảm thực hiện nghiêm những kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Nhiều nơi đã làm tốt, không ỷ lại cấp trên và gương mẫu thực hiện, thể hiện sự thống nhất “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” và phối hợp ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả hơn, thật sự đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”.

Bởi vậy, những cán bộ đang được Đảng, Nhà nước giao phó đừng có tư tưởng rằng mình sẽ là ngoại lệ, hay việc mình làm sẽ không ai biết, có "chiếc ô” to trên đầu, mà làm liều. Tất cả những hành vi phạm tội dù là ai, dù giữ chức vụ gì chắc chắn sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn sẽ diễn ra và thậm chí đi sâu hơn nữa, đó là “xu thế không thể đảo ngược”.

Hiện chưa các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” sẽ phải chịu án phạt như thế nào. Song, đây là chắc chắn là bài học đắt giá không chỉ cho những kẻ trục lợi trên xương máu của đồng bào. Bởi, nếu ý thức được hậu quả của những hành vi sai trái ấy, các bị cáo sẽ tránh được những bước đi sai lầm và phải trả giá. Đó cũng là lời cảnh tỉnh, răn đe cho những người còn đang đương chức, đương quyền, nhưng kẻ không biết lấy "thượng tôn pháp luật" làm chuẩn mực sống...

Cùng với đó, mỗi tổ chức, cá nhân đặc biệt là những người cán bộ, Đảng viên phải tự ý thức được việc “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt” trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khi đó, sẽ không còn những vụ đại án như “chuyến bay giải cứu” và cũng không còn những lời sám hối muộn màng của các bị cáo.

Khôi Nguyên - Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”