Những lễ hội nổi tiếng ở miền Trung không thể bỏ qua dịp đầu năm
Những ngày đầu năm mới, dải đất miền Trung diễn ra những lễ hộiđộc đáo, đặc sắc là điểm đến lý tưởng để mọi người du xuân.
Dịp này, người dân mọi vũng miền khắp cả nước lại nô nức đi lễ hội: đền, chùa…để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đây cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...
Lễ cầu ngư - nét đẹp văn hóa ở vùng quê ven biển xứ Nghệ. (ảnh: Phan Tất Lành) |
Trong tâm thức của người miền Trung, lễ hội là dịp quan trọng để tôn vinh những giá trị mang tính di sản trong văn hóa, tín ngưỡng; là một phần của đời sống và luôn được chú trọng bảo tồn, phát triển. Các lễ hội thường trải dài quanh năm, tô điểm cho bức tranh tinh thần của cộng đồng miền Trung thêm rực rỡ, đầy màu sắc.
Các lễ hội miền Trung không nên bỏ diễn ra vào dịp đầu năm mới:
1. Lễ hội Đền vua Mai - từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng
Đây là lễ hội tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế. Vua tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An).
Lễ hội Đền Vua Mai hằng năm được diễn ra từ ngày 13- 17 tháng Giêng, nhưng chính lễ là trong 3 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch) bởi sau các cuộc tế lễ, ngày 16, 17 là đến phần hội với nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống được tổ chức.
Trong đó, lịch lễ tiết hằng năm chủ yếu là cử hành vào ngày 15 tháng Giêng (còn gọi là Xuân tế). Đây là ngày lễ hội đền Vua Mai tổ chức long trọng, quy mô lớn và chuẩn bị cầu kỳ nhất.
Những hoạt động hấp dẫn diễn ra trong lễ hội có các trò chơi dân gian xưa như: Hát văn, hát đối, đấu vật, đánh đu, leo cột mỡ, đi cà kheo, đánh cờ…Trong đó đua thuyền là vui vẻ và độc đáo nhất. Trong đó, hát đối, đấu vật, đánh đu là kéo dài ngày nhất.
2. Hội vật làng Sình xứ Huế - mùng 9 và 10 tháng Giêng
Đây là lễ hội nổi tiếng ở cố đô Huế nói riêng và cả miền Trung nói chung. Lễ hội này được tổ chức vào ngày mồng 9, mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực đình làng Lại Ân còn gọi là làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.
Lễ hội làng Sình khác với những hội vật khác, như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày Tết chứ không phải vì mục đích tuyển võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ. |
Hội vật truyền thống làng Sình mang nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế. Lễ hội không chỉ mang yếu tố tâm linh truyền thống mà còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.
Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Tại lễ hội, những đô vật sẽ thi đấu theo hình thức vòng tròn.
3. Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ) - tháng Giêng
Với hơn 2.000km đường biển, miền Trung từ trước tới nay gắn bó mật thiết với nghề đánh cá, buôn bán ghe thuyền cùng nét văn hóa đặc trưng miền biển. Đó chính là khởi nguồn cho những lễ hội Cầu Ngư được tổ chức nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, diễn ra tại hầu hết các địa phương dọc vùng duyên hải, nhất là khu vực Trung và Nam Trung Bộ.
Đời sống văn hoá - tâm linh của các tỉnh duyên hải miền Trung gắn liền với lễ hội cầu ngư. |
Trải dài trong thời gian từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch, lễ hội cầu ngư thường được biết đến với các nghi thức đặc biệt cùng hàng loạt hoạt động gắn với đời sống của ngư dân vùng biển như hội thi đan lưới, kéo co, ngoáy thúng...
Nhiều năm trở lại đây, lễ hội cầu ngư tại các tỉnh, thành như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh... không chỉ là một sự kiện mang tính địa phương mà còn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian. Vào tháng Giêng hàng năm, lễ hội sẽ được ngư dân tổ chức với mong muốn cầu cho một vùng trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.