Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên

Xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã hết khó khăn nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ họ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn...
Nghệ An: Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo Chính sách tín dụng giúp người dân thoát nghèo

Từ câu chuyện của cụ Mơ

Nhắc đến chuyện “viết đơn xin thoát nghèo” chắc hẳn nhiều người còn nhớ đến hình ảnh cụ Đỗ Thị Mơ (thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa) lặn lội đạp xe đạp lên UBND xã xin ra khỏi hộ nghèo. Câu chuyện về cụ đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng về ý chí tự lực vươn lên.

Đáng nói, thời điểm lúc đó (tháng 9/2019) cụ Mơ đã 83 tuổi và chỉ sống một mình trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 20m2. Điều đó cho thấy, việc cụ xin thoát nghèo không hẳn vì cụ đã hết khó khăn, không cần trợ giúp, nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ cụ mong được tự thân, nhường suất nghèo cho những gia cảnh đáng thương hơn.

Sau câu chuyện của cụ Mơ, nhiều nơi trong cả nước, nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi xuất hiện nhiều lá đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

Những lá đơn xin thoát nghèo: “Thắp lửa” ý chí tự lực vươn lên
Mô hình trồng cây mướp đắng tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Điển hình tại xã cụ Mơ sinh sống có 100 hộ dân cũng thoát nghèo theo tấm gương cụ; hay huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa) có hơn 120 lá đơn của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số xin thoát nghèo. Nhờ hiệu ứng truyền thông, tấm gương của cụ đã lan tỏa tới tỉnh vùng cao Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum…

Ghi nhận tại xã Vũ Linh (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái): Năm 2021, toàn xã có 240 hộ nghèo, tương đương 16,6%. Nhờ triển khai tích cực chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo, cận nghèo như hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, triển khai hoạt động an sinh xã hội… đã trở thành đòn bẩy giúp nhiều hộ dân ở Vũ Linh thoát nghèo bền vững. Qua rà soát năm 2022, xã Vũ Linh đã giảm được 160 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 10,12%, trong đó có 8 hộ tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Hay tại huyện Bảo Yên (Lào Cai) - nơi có đông đồng bào dân tộc Dao cũng tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, bởi họ muốn nhường sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho những người khó khăn hơn.

Để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế; phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề mở các lớp học nghề, lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.

Những việc làm trên không chỉ góp phần tích cực giúp chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội mà còn là minh chứng cho những thay đổi trong nhận thức, tư duy của người dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cùng những cách làm sáng tạo trong công tác điều hành, chỉ đạo, sâu sát, quan tâm đến mọi mặt đời sống nhân dân của các cấp chính quyền cơ sở. Những cố gắng ấy đã thực sự khơi dậy thành công ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo trong từng người dân địa phương.

Đến việc bỏ dần những chính sách cho không

Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng để việc hỗ trợ không còn mang tính chất “cho không” nhằm giúp người nghèo phải tích cực, chủ động thoát nghèo bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn mới đã chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo.

Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, khơi dậy tinh thần tự lực, chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân; đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vẫn nặng tính chất hỗ trợ, nhiều chính sách cho không nên nhiều người dân trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước thì sang giai đoạn 2016 - 2020, Nhà nước đã bỏ dần những chính sách cho không, thay vào đó là hỗ trợ có điều kiện, cho vay vốn lãi suất thấp, tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân. Thay vì hỗ trợ cây, con, giống thì nay để người dân tự quyết cách để họ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững phù hợp điều kiện địa phương, phong tục, tập quán cũng như khả năng của họ. Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, vốn.

Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Mục tiêu tổng quát: Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Chương trình đặt chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025: Giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững.

Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%...

Chương trình có 6 dự án thành phần gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Tối 28/4, tại TP. Hồ Chí Minh, 10.500 drone - công nghệ trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái thực hiện bay tổng duyệt chuẩn bị cho đại lễ 30/4.
Pháo thủ xe tăng 390 và hồi ức húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Pháo thủ xe tăng 390 và hồi ức húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập đối với pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên là ký ức, dấu mốc không thể nào quên, dù 50 năm đã trôi qua.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Việt Nam và Hải quân Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung vùng nước lịch sử lần thứ 77, 78.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Đến 17h ngày 28/4, hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ghi nhận tổng số 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã thông tin về việc điều động các nhân sự thuộc cấp tỉnh sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Bộ Công an phát động phong trào thi đua “Lực lượng Công an nhân dân tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương để chăm lo sức khoẻ cho các đại biểu và người dân tham gia đại lễ 30/4 tới đây.
Thời khắc lịch sử đi đến

Thời khắc lịch sử đi đến 'Con đường thống nhất'

Sáng 28/4, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã ra mắt triển lãm “Con đường thống nhất” với hàng trăm tài liệu, hình ảnh quý giá...
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 28/4/2025 đã diễn ra lễ khánh thành tổng thể Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh).
Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Đoàn Thanh niên Chính phủ chủ động ứng dụng, sáng tạo và làm chủ trí tuệ nhân tạo, khẳng định vai trò tiên phong trong kỷ nguyên chuyển đổi số quốc gia.
Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại buổi họp báo của Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương đã giải thích lý do tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động sau sắp xếp.
Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Không bản đồ, cũng chẳng có những đoàn xe rầm rập qua núi rừng, “con đường tiền tệ” lặng lẽ nối hai miền Bắc - Nam, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Gần đến dịp lễ 30/4, tại TP. Hồ Chí Minh, người dân và du khách đổ về các điểm du lịch "hot", các di tích lịch sử để lưu lại những hình ảnh đẹp.
Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Kính gửi tâm nhang tới Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo – huyền thoại thầm lặng, trung kiên, làm rạng danh Bộ đội Cụ Hồ trước thế giới.
Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Dịp 30/4, dòng người từ khắp nơi đổ về Ngã ba Đồng Lộc để dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Một ngày sau, Côn Đảo được giải phóng. Từ "địa ngục trần gian", nơi đây đã trở thành thiên đường du lịch.
Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Tại buổi họp báo của Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương đã thông tin về dự kiến số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau khi sắp xếp.
Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất sẵn sàng phục vụ lượng khách tăng mạnh dịp lễ 30/4, dự kiến 740 chuyến bay, 122.000 hành khách/ngày, cao điểm nhất vào ngày 2/5 và 4/5.
Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

TP. Hồ Chí Minh ngày nay rực rỡ, nhưng ở đó, từng có những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã đi qua những tháng năm khói lửa, mang trong tim niềm tin tất thắng.
Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

Sáng 28/4, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án Nâng cấp, tôn tạo di tích lịch sử Bến phà II Long Đại.
Vị trí

Vị trí 'vàng' xem trình diễn drone trên sông Sài Gòn vào tối nay

Người dân và khách du lịch tại TP. Hồ Chí Minh đang “truyền tai” nhau về những vị trí đẹp để có thể theo dõi trình diễn 10.500 drone vào tối nay.
Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Trong quý II/2025, Bộ Nội vụ tập trung giải quyết nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có vấn đề cải cách tiền lương và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Trên chuyến xe An - Tâm - Đẹp, SIAM Thailand tạo nên hành trình làm đẹp toàn diện cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam và Miss International Queen Vietnam.
Mobile VerionPhiên bản di động