Thứ sáu 27/12/2024 10:47

Những gợi ý về mâm cúng và văn khấn lễ hóa vàng Tết Quý Mão 2023

Theo truyền thống của người Việt Nam, hết 3 ngày Tết, các gia đình lại sửa soạn mâm lễ để tiễn gia tiên về âm cảnh, lễ cúng này được gọi là lễ hóa vàng.

Ý nghĩa của lễ hoá vàng

Theo quan niệm dân gian, trước ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường thực hiện nghi thức mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu, gia đình. Vì vậy, khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên. Chính vì thế, lễ hóa vàng còn được gọi là lễ đưa tiễn ông bà. Vào ngày ấy, con cháu đốt tiền vàng để các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ.

Trước đây, lễ hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết (khai hạ). Tuy nhiên, ngày nay tùy theo vùng miền, địa phương, lễ này có thể diễn ra từ mùng 3 tới mùng 10 tháng Giêng, có những gia đình con cháu đi sớm thì cúng vào mùng 2. Có thể nói, lễ cúng hóa vàng là nghi thức không thể thiếu của mỗi gia đình Việt khi ngày Tết kết thúc. Lễ cúng này có ý nghĩa tiễn đưa các cụ về cõi âm, đồng thời thể hiện lòng tôn kính, sự cầu mong tổ tiên ban phước lành cho con cháu một năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

Những gợi ý về mâm cúng và văn khấn lễ hóa vàng Tết Quý Mão 2023

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ hóa vàng chính là lễ hóa hương vàng, vàng mã, quần áo để đưa tiễn ông bà, tổ tiên trở về âm cảnh sau khi đã đón 3 ngày Tết cùng gia đình, con cháu. Do đó, ngày này còn được nhiều nhà gọi với tên khác là lễ tiễn đưa ông bà dịp đầu năm. Ý nghĩa của lễ hóa vàng là nhằm thể hiện sự biết ơn, tôn kính cũng như cầu cho tổ tiên sẽ ban điều lành cho hậu thế, có một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng và gặp nhiều điều may.

Năm 2023, mùng 3 Tết rơi vào thứ Ba, ngày 24/01/2023 Dương lịch. Khung giờ tốt để thực hiện nghi lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm: Quý Mão (5h-7h): Ngọc Đường; Bính Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh; Mậu Thân (15h-17h): Thanh Long; Kỷ Dậu (17h-19h): Minh Đường.

Ngoài ngày mùng 3 Tết hóa vàng như thông lệ, năm Quý Mão 2023, các gia đình có thể tham khảo thêm 3 ngày khá phù hợp khác để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5 và 8 tháng 1 Âm lịch.

Bên cạnh những lễ cúng trong dịp Tết, lễ hóa vàng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với văn hóa của người Việt Nam. Việc thực hiện nghi lễ lớn hay nhỏ, cách chuẩn bị ra sao sẽ tùy vào điều kiện của từng nhà. Theo quan niệm của người xưa, lễ tạ phải được thực hiện thì tấm lòng chủ nhà mới được chứng giám. Do đó, lễ hóa vàng khi đã hết Tết là cực kỳ cần thiết. Khi đã làm lễ xong, gia chủ bắt đầu thực hiện việc hóa vàng. Lưu ý, khi làm lễ hóa vàng, phần tiền vàng của gia thần cần được hóa trước. Tiền vàng và vật dụng của tổ tiên được thực hiện hóa sau. Vị trí đốt vàng mã thường có 1 cây mía dài với ý nghĩa biểu tượng cho gậy chống để giúp linh hồn đem hàng hóa trở về âm cõi.

Mâm cỗ hoá vàng cần những gì?

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo những thứ sau đây: Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…; Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít; Mâm ngũ quả; Hoa tươi; Hương; Bánh kẹo; Trầu cau, thuốc lá; 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Bài cúng hóa vàng ngày Tết dựa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con là… tuổi…

Hiện cư ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

(Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo).

PV
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp bóng đá Singapore và Việt Nam (hết giờ): Dấu ấn Xuân Son, kịch tính phút bù giờ

TP. Hồ Chí Minh: Van Phuc City là một trong 3 điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch năm 2025

Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12, rạng sáng 27/12: Singapore đấu với Việt Nam tại AFF Cup 2024

50 lời chúc năm mới 2025 ấn tượng, ý nghĩa nhất

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Everton, 19h30 ngày 26/12, vòng 18 Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 18: Man City đấu với Everton, MU gặp Wolves

Khai trương tàu La Reine tại Đà Lạt: Trải nghiệm du lịch đặc sắc và thú vị

Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Singapore và Việt Nam, 20h00 ngày 26/12, bán kết AFF Cup 2024

Soi sức mạnh đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại bán kết AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12, rạng sáng 24/12: Inter Milan đấu với Calcio Como tại Serie A 2024/2025

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12, rạng sáng 23/12: Rực lửa đại chiến Tottenham và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Everton và Chelsea, 21h00 ngày 22/12, Ngoại hạng Anh

Thủ tướng chia vui, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”