Thứ hai 25/11/2024 05:24

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.

Tại Diễn đàn thường niên Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 diễn ra sáng 11/1, các chuyên gia đều chung nhận định, tình hình kinh tế thế giới có bước khởi sắc sẽ tác động đáng kể tới kinh tế Việt Nam. Đáng nói, xuất hiện những động lực mới giúp kinh tế của Việt Nam có thể bứt tốc trong thời gian tới.

Động lực song hành cùng thác thức

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, năm 2023 khép lại với cả niềm vui và nỗi buồn, các trụ cột của nền kinh tế như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu đều giảm. Tuy nhiên chính các con số đó lại phản ánh mạnh mẽ nhất nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ban hành và vận dụng các chính sách kịp thời linh hoạt.

Năm 2024, các định chế tài chính lớn đều nhìn nhận bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới có sáng hơn. Trong đó, Việt Nam được ghi nhận tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối của năm 2023, kỳ vọng sẽ tốt hơn trong năm 2024. Đặc biệt, Việt Nam có những động lực tăng trưởng mới rất quan trọng.

Trong đó, công tác chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ đang được thúc đẩy mạnh mẽ; năng suất lao động cải thiện; Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh cải cách thể chế; tăng trưởng xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu đang được thực thi bằng các hành động.

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực

Việt Nam đang dần nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh liên kết vùng, thúc đẩy vai trò của các đầu tàu kinh tế - xã hội; đặc biệt tận dụng cơ hội từ hội nhập và ngoại giao kinh tế.

Nhấn mạnh chuyển đổi xanh chính là một động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Việt Nam, ông Phạm Văn Thinh- Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam cũng cho rằng: Việt Nam có nhiều lợi thế khi tiến hành chuyển đổi xanh.

Chính phủ đã đưa ra cam kết rất mạnh mẽ về những mục tiêu trong phát triển xanh. Việt Nam đã tranh thủ được nhiều đối tác lớn giúp chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và sạch hơn. Cộng đồng doanh nghiệp đã hiểu và bắt tay vào phát triển sản xuất, kinh doanh xanh đáp ứng các yêu cầu thị trường.

Thuận lợi là vậy, tuy nhiên Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam cũng cho hay: Việt Nam cũng đồng thời đối diện với 3 thách thức lớn khi tận dụng động lực tăng trường này. Cụ thể, chuyển đổi xanh đã được trao đổi, đề cập rất nhiều nhưng hành động thực tế chưa đủ, chưa mạnh mẽ.

98% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy nguồn lực cho chuyển đổi xanh là thách thức lớn. Một thách thức nữa là lực lượng lao động trong quá trình chuyển đổi. Nghiên cứu của Deloitte cho thấy, chuyển đổi xanh giúp tạo ra khoảng 300 triệu việc làm nhưng điều kiện là lao động phải được đào tạo để thích nghi với nền sản xuất, kinh doanh mới.

Ở góc độ tài chính, bà Minh Đặng – Giám đốc khối Nghiên cứu, Dragon Capital đưa ra nhìn nhận khá lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam, thậm chí nhiều cơ hội hơn khó khăn trong năm 2024. Theo bà Minh Đặng, hiện chỉ số tồn kho của các nhà sản xuất tại châu Âu, châu Mỹ và tồn kho của các nhà bán lẻ đã về mức bền vững, như vậy “vùng đáy” đã qua.

Mặt khác, năm 2024 có sự “đồng pha” giảm lãi suất. Dự kiến số ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhiều hơn số ngân hàng tăng lãi suất, đây là động lực để khuyến khích sản xuất. Xu hướng dòng tiền từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và qua thị trường chứng khoán rất tốt. Đầu tư công đang ngày một mạnh mẽ. “Đặc biệt, niềm tin với các nhà đầu tư đã quay trở lại”, bà Minh Đặng cho hay.

Nâng cao năng lực thực thi, hiện thực hóa chính sách

Qua 2 phiên thảo luận tại Diễn đàn thường niên Kịch bản kinh tế Việt Nam các chuyên gia, diễn giả đã nhận diện rõ động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên những động lực này có thể được tận dụng, được hiện thực hoá hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm và năng lực thực thi của Chính phủ, cơ quan chức năng và chính bản thân doanh nghiệp.

Ở góc độ Chính phủ, ông Phan Đức Hiếu- Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định: Trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quốc hội, Chính phủ đã khẳng định quyết tâm phục hồi nền kinh tế thông qua việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Các diễn giả tham gia diễn đàn

Chính phủ, Quốc hội luôn trong tâm thế cải cách thể chế mạnh mẽ, mang tính đột phá, rà soát, bãi bỏ ngay lập tức các quy định gây trở ngại, hạn chế sản xuất, kinh doanh, không ban hành thêm các quy định gây phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Ông cũng đồng thời thông tin: Chính phủ đề ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, trong đó nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp lớn, gồm: Tăng trưởng bền vững; hoàn thiện thể chế, nhất là về phát triển năng lượng xanh bao gồm cả an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng; tiếp tục thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo phát triển; tập trung vào công tác đào tạo; thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI.

Về chính sách tài khoá, bà Bùi Thuý Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho hay: Định hướng chính sách tiền tệ năm 2024 là tập trung mở rộng khả năng hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phục hồi, chớp cơ hội phát triển mới

Ngay từ đầu năm, nhận thấy thách thức về nguồn vốn cho phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chương trình hành động: Theo dõi chặt chẽ kinh tế và có điều hành công cụ nhanh chóng hiệu quả, hỗ trợ thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định. Điều hành lãi suất theo hướng phù hợp diễn biến thị trường, khuyến khích tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí hoạt động, áp dụng công nghệ và chuyển đổi số để rút ngắn quy trình cho vay, giảm lãi suất. Điều hành tỷ giá linh hoạt.

Ngân hàng Nhà nước cũng đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 15% so với năm 2023. Thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước đặt ra các giải pháp: Chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào ngành sản xuất; đơn giản hoá thủ tục vay vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn; tiếp tục triển khai các gói tín dụng hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tại phiên thảo luận 2 của Diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ: Chính phủ cùng các bộ ngành cần thay đổi từ tư duy tháo gỡ khó khăn sang tư duy tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; giảm thủ tục hành chính, giảm thanh tra kiểm tra dành thời gian cho doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh. “Những giải pháp Chính phủ đưa ra rất quan trọng nhưng cần nâng cao năng lực thực thi để những giải pháp này đi vào thực tiễn”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Đồng tình với đại diện VCCI, ông Nguyễn Hải Minh- Phó Chủ tịch EuroCham, cho biết: Qua khảo sát, phần lớn doanh nghiệp EU đầu tư tại Việt Nam cho hay: Thủ tục hành chính mới là rào cản lớn nhất trong thu hút đầu tư. Tiếp đó là những yếu tố về cơ sở hạ tầng, nhân lực và cuối cùng mới là ưu đãi về thuế.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia