Những đồ dùng trong nhà cần thay mới thường xuyên

Một số đồ dùng gia đình là những vật dụng cần thiết hàng ngày, trên thực thế qua thời gian sử dụng, đồ dùng sẽ bị cũ, hỏng, nhiễm khuẩn.
Đồ nhựa dùng một lần: Hãy từ chối nếu không thể tái sử dụng Thị trường đồ dùng, phụ kiện sôi động đón chào mùa du lịch Chi hàng chục triệu đồng sắm đồ dùng nhà bếp cao cấp- xu hướng của người tiêu dùng hiện đại

Để cuộc sống thoải mái và tiện lợi hơn, mọi người thường sắm sửa rất nhiều đồ gia dụng. Vì mỗi loại có những chức năng và chất liệu khác nhau nên thời gian sử dụng của chúng cũng sẽ khác nhau. Có những đồ dùng có thể sử dụng đến khi hỏng nhưng một số cần phải thay thế thường xuyên, nếu không sẽ dễ mang lại những rắc rối không đáng có.

Dưới đây là những đồ vật cần được thay thế sau thời gian nhất định để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.

Lõi lọc nước

Hệ thống lõi lọc nước là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc nước, ảnh hưởng đến độ tinh khiết và độ ngọt của nước.

Ảnh minh họa
Người dùng cần thay mới lõi lọc nước theo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Ảnh minh họa

Nước khi đi qua hệ thống lõi lọc sẽ loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng... cho ra nguồn nước sạch khuẩn, tinh khiết. Do đó, lõi lọc nước sẽ bám đầy vi khuẩn, cặn bẩn sau thời gian dài sử dụng và có thể bị tắc nếu không được thay mới định kỳ.

Để duy trì hiệu suất lọc cũng như đảm bảo chất lượng nước đầu ra luôn sạch khuẩn, không bị rót kim loại hoặc tạp chất, người dùng cần thay mới lõi lọc nước theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.

Lõi lọc không khí

Lõi lọc của máy lọc không khí là bộ phận có chức năng loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, lông thú và các hóa chất trong không khí. Sau thời gian sử dụng, các bụi bẩn và lông vật nuôi sẽ bám đầy quanh lõi lọc gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Lõi lọc không khí bị tắc nghẽn không những không loại bỏ được bụi bẩn trong không khí mà còn phát tán chúng vào không gian sống của gia đình. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và gây nguy cơ bị dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.

Chính vì thế, người dùng cần theo dõi và thay lõi lọc định kỳ để đảm bảo sức khỏe hô hấp cho cả gia đình. Thời gian thay lõi lọc không khí phụ thuộc vào loại lõi lọc và môi trường sử dụng. Theo hướng dẫn từ các nhà sản xuất máy lọc không khí, sau 3-6 tháng người dùng nên xem xét thay thế lõi lọc mới để không khí trong nhà luôn sạch khuẩn, thoáng mát

Màng lọc robot hút bụi, máy hút bụi

Màng lọc robot hút bụi - máy hút bụi đóng vai trò giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn trong hộp chứa bụi và ngăn chặn các tác nhân này thoát ra ngoài không khí. Tương tự như lõi lọc của máy lọc không khí, màng lọc máy hút bụi cũng sẽ bị tắc bởi bụi bẩn sau thời gian sử dụng.

Khi màng lọc của robot hút bụi và máy hút bụi bị tắc nghẽn, robot sẽ phải tăng công suất hoạt động để có thể hút được bụi, đồng thời sẽ không đảm bảo hiệu suất làm sạch của máy.

Việc thay màng lọc robot hút bụi và máy hút bụi định kỳ sẽ giúp duy trì môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh cho các thành viên trong gia đình. Thời gian để thay lõi lọc robot hút bụi và máy hút bụi là khoảng 3-6 tháng. Nếu gia đình ở khu vực có nhiều bụi bẩn hoặc rác vụn, nên xem xét để thay lõi lọc robot hút bụi sớm hơn.

Nồi, chảo chống dính

Rất nhiều gia đình sử dụng chảo chống dính trong thời gian dài, mặc dù đã hết lớp chống dính nhưng vẫn tận dụng để xào hoặc nấu. Tuy nhiên, lớp phủ trên chảo chống dính có chứa PFAS, còn được gọi là hóa chất vĩnh viễn vì hoá chất này có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và trong cơ thể chúng ta. PFAS có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu lớp phủ bị bong ra, chúng ta có nhiều khả năng nuốt phải những hóa chất này.

Ảnh minh họa
Sử dụng chảo chống dính trong thời gian dài, nếu lớp phủ bị trầy xước, bong ra thì nên thay thế chúng ngay lập tức.. Ảnh minh họa

Theo một số nghiên cứu cho thấy mức PFAS cao có thể gây ra một số tình trạng sức khoẻ, bao gồm cả những vấn đề nghiêm trọng:

+ Mức cholesterol cao hơn

+ Ảnh hưởng hoặc chậm phát triển ở trẻ em

+ Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

+ Các vấn đề về tuyến giáp

+ Nguy cơ mắc ung thư thận, tuyến tiền liệt hoặc tinh hoàn cao hơn

+ Huyết áp cao khi mang thai

+ Tổn thương gan

Tần suất thay chảo chống dính sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng chúng. Nếu lớp phủ bị trầy xước, bong ra thì nên thay thế chúng ngay lập tức.

Hộp nhựa đựng thực phẩm

Theo thời gian, hộp nhựa sử dụng đựng thức ăn có thể bị trầy xước, hư hỏng hoặc ố màu. Điều này cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú bên trong chúng gây ra rủi ro về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, một số loại nhựa có chứa các chất như BPA và các hợp chất liên quan có thể gây rối loạn hormone và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Thông thường, hộp đựng thức ăn bằng nhựa nên được thay thế sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, nhưng nếu chúng bị trầy xước thì nên thay thế ngay. Thay vì sử dụng hộp nhựa, có thể chuyển sang sử dụng đồ thuỷ tinh.

Các đồ dùng nhà bếp bằng gỗ

Các đồ dùng nhà bếp bằng gỗ như đũa, thớt, thìa... cần được thay mới thường xuyên để đảm bảo an toàn thực phẩm. Lý do là vì những vật dụng bằng gỗ dễ bị nấm mốc nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Khi gỗ bị nấm mốc sẽ chứa nhiều độc tố aflatoxin có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Ảnh minh họa
Các đồ dùng nhà bếp bằng gỗ như đũa, thớt, thìa... cần được thay mới thường xuyên. Ảnh minh họa

Do đó, sau khi rửa sạch các vật dụng bằng gỗ, cần phơi khô chúng dưới ánh nắng và thay mới sau khoảng 6 – 12 tháng để đảm bảo sức khỏe.

Đồng thời, nên sử dụng ít nhất 3 chiếc thớt khác nhau để thái thịt, đồ sống, đồ chín. Không dùng chung thớt khi thái thịt và rau. Mặt khác, khi vệ sinh thớt, nên dùng nước nóng, hoặc rắc muối và giấm để làm sạch thớt, không nên chỉ rửa bằng nước.

Lê Nguyệt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Xem thêm