Thứ bảy 19/04/2025 12:47

Những chuyến tàu “no cá” chở đầy niềm vui của ngư dân miền Trung

Giáp Tết, những chuyến tàu ra khơi lần lượt nối đuôi nhau trở về mang theo đầy cá, mực, khép lại một năm biển êm. Giá thu mua các loại hải sản đang tăng nhẹ từng ngày. Theo sau đó là niềm vui của những ngư dân miền Trung trở về đoàn tụ cùng gia đình đón một cái Tết no đủ.

Những chuyến tàu cuối năm ngắn ngày đầy “lộc biển”

Những ngày này, tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), hàng trăm tàu cá công suất lớn của ngư dân miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng… nối đuôi nhau cập cảng, kết thúc tốt đẹp chuyến đi biển cuối cùng của năm và trở về nhà sum họp cùng gia đình đón Tết cổ truyền.

Những chuyến tàu cuối năm cập cảng cá Thọ Quang chở đầy niềm vui của ngư dân miền Trung

Vừa cập cảng, tàu cá QNg 97609 – TS công suất 900 CV của ngư dân Trương Quang Thái (67 tuổi, Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi) đã được các thương lái vây quanh dạm hỏi mua.

Ông Thái cho biết, chuyến tàu cuối năm này ông và 15 bạn thuyền ra khơi 8 ngày và trở về với khoảng 2,5 tấn cá, tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong đó, phần lớn là các loại cá có giá trị cao. Nhiều nhất là cá thu với sản lượng khoảng hơn 1 tấn. Sau khi tàu cập cảng, đưa cá lên bờ, vợ và con ông Thái sẽ phụ trách việc giao dịch, bán cá cho thương lái.

Hơn 40 năm lênh đênh vươn khơi, bám biển, theo ông Thái, năm vừa qua, thời tiết trên biển tương đối thuận lợi nên các chuyến đi biển của ngư dân dù trúng cá hay ít trúng cá cũng nhẹ nhàng hơn. Mỗi chuyến tàu có thể đi từ 10 - 20 ngày, có tàu đi cả tháng nhưng tháng giáp Tết đa phần các tàu chỉ đi ngắn ngày (từ 7 – 10 ngày), chủ yếu đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, rồi trở về. “Năm nay trừ các khoản chi phí, chia lại cho bạn thuyền và tái đầu tư tôi vẫn thu về được khoảng 1,5 tỷ đồng. Không phải quá nhiều so với các thuyền khác nhưng như vậy cũng là thuận lợi”, ông Thái chia sẻ.

Ngư dân Phạm Văn Trung sẽ về đón Tết cùng gia đình trong niềm vui có một cái Tết no đủ

Là thuyền viên trên tàu, vừa bốc dỡ cá lên bờ, ngư dân Phạm Văn Trung (40 tuổi, xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi) vui vẻ cho biết: “Trong năm qua, dịch Covid-19 nhiều lần khiến giá thu mua xuống thấp, nên thu nhập của anh em cũng ảnh hưởng. Chuyến đi biển cuối năm khá thuận lợi nên anh em ai cũng mừng vì có thu nhập để đón Tết ấm no”. Anh Trung cho biết, ngay trong ngày khi cá được bốc hết lên bờ các thuyền viên sẽ bắt xe về quê đón Tết cùng gia đình.

Cùng cập cảng cùng lúc với tàu của ngư dân Trương Quang Thái, tàu cá Đna 91169 – TS của ngư dân Bùi Văn Trúc cũng đang bốc cá lên bờ. “Chuyến đi cuối năm thời tiết rất thuận lợi lại trúng luồng cá nên tàu cá mới ra khơi 8 ngày đã trở về với đầy cá. Tính trừ mọi chi phí mỗi thuyền viên chắc cũng được từ 10 – 12 triệu đồng”, ông Trúc chia sẻ.

Tàu "no cá" không chỉ là niềm vui của ngư dân mà còn là niềm vui của nhiều người lao động vận chuyển, bốc dỡ tại cảng cá Thọ Quang

Nguồn hàng dồi dào nhưng giá thu mua vẫn tăng nhẹ từng ngày

Theo Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, trong nửa cuối tháng 12 âm lịch, số lượng tàu thuyền cập cảng tăng mạnh so với ngày thường. Nếu ngày bình thường, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 tàu cá cập cảng thì những ngày giáp Tết số tàu cập bến tăng lên khoảng 55 – 60 tàu, cao điểm có ngày có tới gần 70 tàu. Các loại hải sản đánh bắt trong những chuyến tàu cuối năm chủ yếu là hải sản được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán và có giá trị cao như cá thu, cá bớp, cá chim (bạc, đen), và một số loại cá tiêu dùng thông dụng như cá ngừ, cá hố, cá chuồn, mực… Sản lượng hải sản qua cảng mỗi ngày ước đạt 300 tấn và được thu mua toàn bộ.

Ông Nguyễn Lại – Phó Trưởng ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang - cho biết, giá thu mua tại cảng cá ghi nhận có chiều hướng tăng nhẹ qua từng ngày, với mức tăng khoảng 5 – 10% so với ngày thường như mực lá (loại 1 con/kg) là 300.000 đ/kg (ngày thường 250.000 đồng/kg), mực ống loại 25 cm/con là 260.000 đ/kg (ngày thường 220.000 đ/kg), cá chim đen là 120.000 đ/kg (bằng giá ngày thường). Tương tự, các loại cá ngừ là 70.000 - 80.000 đ/kg, cá hố 180.000 - 200.000 đ/kg, cá bớp 145.000 đ/kg, chỉ tăng nhẹ, không có mức giá đột biến.

Riêng cá thu tăng mạnh với giá tăng khoảng 35% so với ngày thường. Đến thời điểm ngày 8/2 (tức ngày 27 tháng Chạp) giá cá thu dưới 3kg đã đạt 260.000 đ/kg, tăng khoảng 30% so với ngày 26/1 (tức ngày 14 tháng Chạp - giá 190.000 đ/kg); cá thu từ 3 đến dưới 5 kg/con được bán với giá 320.000 đ/kg. Dù vậy, ông Lại cho rằng, mức giá cá thu ngày 8/2 dù đạt đỉnh trong nhiều ngày qua và trong cả năm Canh Tý, nhưng so với những năm trước thì vẫn không cao.

Theo ông Lại, giá cá thu ngày thường những năm trước đã dao động từ 250.000 – 280.000 đ/kg, đến Tết mức giá này còn tăng cao hơn. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức tiêu thụ bị chững lại, giá cả trong cả năm không cao, vì vậy, dù giá có tăng nhưng so với những năm trước cũng không cao. Cùng với đó, dịp Tết hầu hết tàu đều tranh thủ đi biển, thời tiết thuận lợi nên sản lượng khai thác ổn định nên không khan hiếm nguồn hàng, giá cả không bị đẩy lên quá cao.

“Những ngày này, Ban quản lý đã tăng cường bố trí lực lượng trực, hỗ trợ bà con ngư dân khi ra, vào cảng; hỗ trợ cho tàu bốc dỡ nhanh hải sản để kịp tiêu thụ”, ông Lại cho hay.

Giá các loại hải sản đến thời điểm hiện tại tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ so với ngày thường (trừ cá thu) và được thu mua hết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán

“Chuyến biển cuối năm thuận lợi, giá thu mua cũng tốt, tinh thần anh em thuyền viên trở về đón Tết cùng gia đình ai cũng phấn khởi. Đón Tết xong, chừng 20 tháng Giêng tàu chúng tôi sẽ tiếp tục vươn khơi bám biển vừa khai thác hải sải vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ngư dân Trương Quang Thái chia sẻ.

Cùng với số tàu cập cảng tăng, số phương tiện ra vào vận chuyển tại cảng cũng tăng. Ước tính mỗi ngày có trên dưới 400 xe ô tô chở cá, hàng nghìn ngư dân, thương lái, người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua bán tại cảng cá. Vì vậy, công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng được Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang triển khai liên tục và nghiêm túc như tuyên truyền, nhắc nhở (trực tiếp, qua phát thanh) người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là phải mang khẩu trang, bố trí đủ nước rửa tay sát khuẩn cho mình và cho khách hàng, ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; duy trì việc phun thuốc khử mùi, sát khuẩn khu vực định kỳ 2 lần/ngày; phối hợp với lực lượng biên phòng chốt chặn tại cổng vào, các cầu cảng để kiểm soát người, phương tiện vào, ra….
Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Chính thức thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bắc Ninh và Bắc Giang: Thống nhất bộ máy khi hợp nhất theo hướng nào?

Thanh Hóa sẽ có 18 phường và 148 xã sau sáp nhập

TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ có 88 xã, phường sau sáp nhập

Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh