Những ai cần tầm soát ung thư phổi? Địa chỉ tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, 62,5% người nhập viện không còn khả năng phẫu thuật.
Khói nấu ăn cũng có thể gây bệnh ung thư phổi

Ai cần tầm soát ung thư phổi?

Có 2 loại ung thư phổi đó là: Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 15 -20% các ca bệnh và xảy ra phổ biến ở những người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc; ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 80 - 85% các trường hợp ung thư phổi, thường gặp hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ.

Những ai cần tầm soát ung thư phổi? Địa chỉ tầm soát ung thư phổi
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn. 2 loại u phổi này có triệu chứng rất giống nhau. Ở giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ bộc lộ các biểu hiện như: Ho lâu kéo dài, ho lẫn đờm hoặc máu; thở khò khè, hụt hơi; đau ngực, cơn đau tăng nặng khi cười, thở sâu hoặc ho; mệt mỏi và suy nhược cơ thể; khàn tiếng; chán ăn, sụt cân.

Theo khuyến cáo, đối tượng cần tầm soát ung thư phổi như: Người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn (Đơn vị bao/năm = (số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút thuốc), và hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây; tuổi từ 50 – 80; những người mắc bệnh ho mãn tính; thường xuyên xuất hiện cảm giác khó thở; ho ra máu…

BS. Nguyễn Đức Thuyết - Khoa Phẫu thuật Lồng ngực & Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai – chia sẻ: Phương pháp tầm soát ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính liều thấp (low-dose computed tomography hay low-dose CT scan, hoặc LDCT). Khi chụp LDCT, người bệnh nằm trên bàn của máy chụp CT, máy sử dụng tia X-quang liều thấp để tạo dựng hình ảnh chi tiết phổi. Quá trình chụp chỉ mất vài phút và không gây đau đớn.

Tầm soát ung thư phổi ở đâu?

Bệnh viện K là bệnh viện tuyến trung ương, khám và điều trị các bệnh lý về ung bướu. Hiện nay, bệnh viện đã và đang triển khai dịch vụ tầm soát ung thư, bao gồm bệnh ung thư phổi giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có. Gói khám sàng lọc tại bệnh viện K bao gồm các dịch vụ khám tầm soát, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp x-quang và sinh thiết.

Bệnh viện Phổi Trung ương: khoa Ung bướu của bệnh viện có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán bệnh sớm và chính xác. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian thì nên đặt lịch khám sớm.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Bệnh viện trang bị nhiều trang thiết bị tiên tiến để chẩn đoán sớm, xác định bệnh như nội soi, CT Scan, xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện đột biến gen…‏ ‏Sau khi có kết quả tầm soát, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, cảnh báo nguy cơ mắc bệnh hoặc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai: Tại đây cũng cung cấp dịch vụ tầm soát các bệnh lý ung thư. ‏Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, có tên tuổi trong lĩnh vực ung bướu. Không những thế, nơi đây được đầu tư nhiều máy móc hiện đại giúp chẩn đoán sớm và chính xác ung thư, phát hiện ung thư tái phát hay di căn...

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đây là một trong những bệnh viện đa khoa lớn tại Hà Nội, có đầy đủ hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ dịch khám sàng lọc, tầm soát ung thư phổi. ‏Nhiều năm trở lại đây, bệnh viện luôn nhận được đánh giá cao từ người bệnh nhờ hiệu quả thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, đối với chuyên khoa ung bướu, bệnh viện là nơi công tác của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ có tên tuổi hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội, có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị căn bệnh ác tính này.

Chia sẻ của các chuyên gia y tế, có một sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống còn giữa phát hiện sớm và phát hiện muộn khi nói đến ung thư phổi. Trên thực tế, tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là dưới 10% nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công. Chính vì vậy, những người có tiền sử hút thuốc lá và tuổi tác hoặc các biểu hiện nghi ngờ liên quan đến bệnh phổi cần tầm soát để phát hiện sớm, có cách điều trị kịp thời.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi là không hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động. Tầm soát ung thư phổi cũng không thể thay thế việc bỏ hút thuốc.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh ung thư

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Xem thêm