Thứ ba 26/11/2024 21:54

Nhu cầu năng lượng hóa thạch toàn cầu hiện ra sao?

Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu, vốn giữ ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm xuống còn 73% đến năm 2030.

Một tháng trước thềm Hội nghị khí hậu COP28, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh, bất chấp đà tăng trưởng của nhiều nguồn năng lượng sạch, nhu cầu về năng lượng hóa thạch vẫn còn "quá cao", khó có thể duy trì tham vọng hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong một bản báo cáo thường niên được công bố hôm thứ Ba (ngày 24/10), IEA ước tính rằng "với tình hình hiện tại, nhu cầu về năng lượng hóa thạch sẽ còn quá cao" để duy trì mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của Thỏa thuận Paris 2015, giới hạn mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu ở 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong bản báo cáo dài 354 trang, IEA cảnh báo việc "đảo chiều đường cong phát khí thải vẫn có thể kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C, nhưng con đường đi đến mục tiêu dự báo sẽ rất khó khăn". Bất chấp đà tăng trưởng của nhiều nguồn năng lượng sạch nhờ vào một số chính sách hiện hành, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn còn cao, đủ để làm tăng mức nhiệt trung bình toàn cầu thêm khoảng 2,4°C trong thế kỷ này.

Chính sách mạnh hơn

Tài liệu này được công bố vài tuần trước khi diễn ra các cuộc đàm phán quan trọng tại Hội nghị Khí hậu Liên hợp quốc lần thứ 28 ở Dubai (từ 30/11 - 12/12/2023), dự kiến sẽ nảy sinh những cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của năng lượng hóa thạch. "Quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đang diễn ra trên khắp thế giới và không thể tránh khỏi. Vấn đề không phải là "nếu" mà là "khi nào" và càng sớm càng tốt cho mọi người", Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận xét trong một thông cáo báo chí dự báo về nhu cầu năng lượng trên thế giới vào năm 2030.

Đến năm 2030, IEA ước tính số lượng xe ô tô điện trên thế giới sẽ nhiều gấp 10 lần so với hiện nay, trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong gói năng lượng hỗn hợp toàn cầu sẽ phải tiệm cận đến mức 50% (so với 30% như hiện nay). Khi nhắc đến lời kêu gọi tăng gấp 3 công suất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2030, IEA cảnh báo rằng mặc dù tỷ lệ đầu tư vào năng lượng sạch đã tăng 40% kể từ năm 2020, nhưng vẫn "cần có các chính sách mạnh hơn" để đạt được mục tiêu giới hạn mức nhiệt tăng tối đa là 1,5°C.

Khi OPEC tuyên bố rằng thế giới sẽ vẫn cần năng lượng hóa thạch trong nhiều năm tới, ông Fatih Birol đã cảnh báo: "Trước những căng thẳng và biến động trên thị trường năng lượng hiện nay, những tuyên bố cho rằng dầu và khí đốt vẫn là những lựa chọn an toàn hoặc đảm bảo cho toàn thế giới đều là vô căn cứ".

Tăng cường hợp tác

IEA dự báo nhu cầu về than, dầu và khí đốt sẽ đạt đỉnh trong thập kỷ này. Theo các chính sách hiện hành, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu, vốn giữ ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm xuống còn 73% đến năm 2030. Lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025.

Ông Fatih Birol cho biết thêm: "Chính phủ các nước, doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch thay vì cản trở chúng", đồng thời chỉ ra những lợi ích về an ninh nguồn cung, việc làm và chất lượng không khí khi phát triển các công nghệ năng lượng không carbon.

Trong cuộc đua chống biến đổi khí hậu này, các quốc gia trên thế giới sẽ phải "tăng cường hợp tác và cộng tác". Khi khuyến nghị các nước (trừ Trung Quốc) tăng gấp 5 lần đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đến năm 2030, IEA cho biết: "Thách thức cấp bách là đẩy nhanh tốc độ của các dự án năng lượng sạch mới, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển".

Ông Birol nhấn mạnh: "Tốc độ giảm phát thải phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng tài trợ cho các giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh".

Theo petrotimes.vn
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga