Nhớ lại lời thơ Bác Hồ chúc Tết năm Thìn

Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về giọng nói ấm áp của Bác Hồ lại vang lên trên sóng radio với những lời thơ chúc Tết như truyền đi sức sống và niềm tin...
Ngày này năm xưa 12/2: Bác Hồ thăm, chúc Tết công nhân nhà máy Cao su Sao Vàng, Thuốc lá Thăng Long Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước Chủ tịch nước: Mùa Xuân mở ra bao ước mơ, khát vọng và những khởi đầu tốt đẹp

Cứ đến thời khắc chuông đồng hồ điểm 12 tiếng đêm Giao thừa, mỗi người dân đất Việt lại chăm chú, háo hức nghe lời thông báo của phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam: “Trân trọng mời đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài lắng nghe thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Trong số những bài thơ xuân ngắn gọn, nôm na nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của Bác Hồ, có hai bài thơ thuộc năm Thìn.

Xuân Nhâm Thìn 1952

Vào năm 1952, quân và dân cả nước ta đang ra sức thi đua lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tết năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thơ chúc Tết tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, động viên khích lệ toàn dân, toàn quân nêu cao tinh thần thi đua yêu nước. Những lời thơ của Bác giản dị nhưng như truyền đi động lực cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân niềm tin vào chiến thắng, vào mùa Xuân.

Xuân này, xuân năm Nhâm Thìn

Kháng chiến vừa 6 năm

Trường kỳ và gian khổ,

Chắc thắng trăm phần trăm.

Chiến sĩ thi giết giặc,

Đồng bào thi tăng gia

Năm mới thi đua mới

Thắng lợi ắt về ta.

Mấy câu thành thật nôm na

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.

Trong bài thơ chúc Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận những hy sinh, gian khổ mà quân và dân ta đã trải qua trong 6 năm kháng chiến, kiến quốc (1946-1952), dự báo cuộc kháng chiến sẽ diễn ra căng thẳng, ác liệt trong điều kiện thế và lực của quân và dân ta trên các chiến trường đang lớn mạnh. Người kêu gọi, khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn dân, toàn quân, tích cực thi đua tăng gia sản xuất, thi đua giết giặc lập công, đưa cuộc kháng chiến mau chóng giành thắng lợi.

Những lời mộc mạc, giản dị “vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân” của Người đã nhanh chóng được tuyên truyền sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực; cổ vũ, động viên, khích lệ toàn dân, toàn quân nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành nhiều chiến dịch trên những hướng chiến lược quan trọng, đẩy nhanh thực hiện cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 giành thắng lợi hoàn toàn.

Nhớ lại lời thơ Bác Hồ chúc Tết năm Thìn
Từ lâu, nhân dân ta có thói quen vào đêm Giao thừa ngóng nghe thơ chúc Tết của Bác trên làn sóng phát thanh. Trong bài thơ "Theo chân Bác", nhà thơ Tố Hữu viết: “Bác ơi! Tết đến. Giao thừa đó/Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần/Ríu rít đàn em vui pháo nổ/Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân...” - Ảnh minh họa

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định tinh thần thi đua yêu nước là một nhân tố quan trọng tạo thành động lực phát triển đất nước. Điều này đã được khẳng định trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Tổng Bí thư khẳng định: Qua thực tiễn các phong trào thi đua, đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực và khắp mọi miền của Tổ quốc. Đó là những tấm gương lao động điển hình trên các công trình xây dựng, trong các nhà máy, đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như trên các mặt trận văn hoá, khoa học, y tế, giáo dục,… Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tài năng, sáng tạo, có đạo đức kinh doanh, chấp hành pháp luật, làm lợi cho đất nước… Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, biên phòng, hải quan, kiểm lâm sẵn sàng hy sinh trên mặt trận phòng, chống tội phạm, lâm tặc, buôn lậu…

Có thể khẳng định, phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân, tạo ra khí thế mới, động lực mới cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Nhớ lại lời thơ Bác Hồ chúc Tết năm Thìn
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm Nhâm Thìn 1952 - Ảnh Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong bài phát biểu này, Tổng Bí thư cũng không quên nhắc lại lời của Bác Hồ: "Thi đua phải có phương hướng đúng và vững"; "Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc". Vì vậy Tổng Bí thư cho rằng, phong trào thi đua yêu nước trong thời gian tới cần phải hướng tới việc cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt các cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu… để đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển, phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...

Xuân Giáp Thìn 1964

Cách đây vừa tròn 60 năm, Tết Giáp Thìn năm 1964 là thời điểm năm thứ tư của thời kỳ miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Cách mạng nước ta có nhiệm vụ vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa phải chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Tết Giáp Thìn năm đó, Bác Hồ kính yêu cũng nhắn gởi nhân dân những lời chúc:

Bắc Nam như cội với cành

Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng

Rồi đây thống nhất thành công

Bắc Nam ta lại vui chung một nhà

Mấy lời thân ái nôm na

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân”.

Những lời thơ Xuân Bác viết thật giản dị, gần gũi, dễ hiểu và dễ nhớ, đi vào lòng người một cách tự nhiên, lời thơ chứa chan tình cảm, tư tưởng, ý nguyện thiêng liêng của Người dành cho Tổ quốc, đồng bào thân yêu.

Một mùa Xuân lại đến với đất nước Việt Nam, mở ra biết bao ước mơ tốt đẹp. Những lời thơ chúc Tết của Bác như vẫn tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện mong ước của Người, tiếp tục xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn để “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Giáp Thìn 2024

Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Xem thêm