Nhiều việc phải làm

Cục Công nghiệp địa phương đã hỗ trợ cho chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là 17,359 tỷ đồng, chiếm 4,43% tổng kinh phí dành cho hoạt động khuyến công. Thời gian qua, chương trình đã hỗ trợ tổ chức 5 hội chợ triển lãm và 5 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...
Sản phẩm được bình chọn tại Hội chợ Triển lãm hàng công CNNTTB khu vực phía Bắc lần thứ III năm 2010.

Sản phẩm được bình chọn tại Hội chợ Triển lãm hàng công CNNTTB khu vực phía Bắc lần thứ III năm 2010.

CôngThương - Phát triển sản phẩm tiêu biểu nâng cao năng lực cạnh tranh

Hưởng ứng chương trình phát triển sản phẩm tiêu biểu, các địa phương đã có nhiều hình thức hỗ trợ và khuyến khích phát triển rất hiệu quả. Điển hình là Hội thi Sáng tạo thiết kế hàng năm ở Đồng Nai nhằm tìm ra những mẫu mã mới, sản phẩm mới độc đáo và sáng tạo. Để khích lệ sự sáng tạo của các nhà thiết kế, các doanh nghiệp liên tục tạo ra những mẫu mã sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, ngành Công Thương còn tổ chức các cuộc thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm kết hợp với tổ chức các lớp chuyên đề “Thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ”, giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về các yếu tố quan trọng cơ bản trong thiết kế, cách tiếp cận thị trường xuất khẩu và sự đột phá phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ, trao đổi thêm một số ý tưởng hay về sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó còn tổ chức xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đem nghề mới về địa phương…

Các hội thi tay nghề ở Vĩnh Phúc không chỉ góp phần tạo ra phong trào thi đua trong lao động sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì và phát triển nghề truyền thống địa phương mà còn là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về các thao tác tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích sáng tạo nhiều mẫu mã sản phẩm mới, độc đáo, tiêu biểu của địa phương…

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được 42 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, huyện, với quy mô 100-200 gian hàng tiêu chuẩn của 50 đến 150 cơ sở công nghiệp nông thôn/hội chợ triển lãm; hỗ trợ 3.152 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu cho 228 doanh nghiệp CNNT. Đây là những thành tựu đáng kể, góp phần khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển sản phẩm tiêu biểu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững ở thị trường trong và ngoài nước.

Còn nhiều khó khăn

 Ông Lê Trọng Cẩm - Giám đốc Trung tâm Khuyến công Thanh Hóa - cho biết, từ khi có Nghị định 134, công nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự hình thành các cụm, khu công nghiệp, phát triển nghề, nhân cấy nghề của các làng nghề… giải quyết lao động dư thừa tại chỗ. Nhờ đó, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cũng có cơ hội tồn tại và phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Cẩm, việc khuyến khích phát triển sản phẩm tiêu biểu cần làm bài bản hơn. Cục CNĐP nên nghiên cứu thành lập trung tâm hoặc phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghiệp, tập trung nghiên cứu sản phẩm của cả 3 miền, qua đó có định hướng về việc phát triển sản phẩm quốc gia gắn kết với vùng miền và định hướng phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn. Kèm theo đó là chính sách đầu tư hỗ trợ thỏa đáng hơn đối với các nghệ nhân hoặc chuyên gia.

Theo ông Cẩm, hiện nay nguồn kinh phí dành cho khuyến công còn quá ít, đội ngũ cán bộ khuyến công vừa thiếu vừa yếu nên việc triển khai hoạt động khuyến công nói chung và phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nói riêng còn rất khó khăn.

Đặc biệt, ở một số địa phương, nhận thức về hoạt động khuyến công của đội ngũ lãnh đạo còn hạn chế, sự phối hợp hoạt động chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động khuyến công rơi vào thế đơn thương độc mã nên hiệu quả chưa cao. Ông Doãn Văn Tỏa - Trưởng ban Chính sách và Phát triển hợp tác xã (Liên minh hợp tác xã Việt Nam) khẳng định: So với các chương trình khác, chương trình khuyến công thực hiện khá bài bản và hiệu quả, đã tác động rất lớn đến phát triển công nghiệp nông thôn ở vùng khó khăn.

Nhờ hoạt động khuyến công mà các sản phẩm tiêu biểu ở nhiều địa phương đã có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ như: Thổ cẩm ở Cao Bằng, sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội… Ông Tỏa cho rằng, để phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tốt hơn rất cần sự phối hợp đồng bộ từ các cấp bộ, ngành. Còn theo ông Nguyễn Văn Quyến - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa Mai (Lào Cai), hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn miền núi rất thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.

Vì vậy, muốn phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì đào tạo nghề cho bà con cũng không đơn giản. Bởi lẽ, với ngành mộc mỹ nghệ, lao động phải học tới 3 năm mới trở thành thợ thực sự. Bà con muốn học nghề phải đi bộ 15-20 km đường rừng núi mới đến được lớp học nghề. Trong khi đó, mức hỗ trợ cho học viên chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng và doanh nghiệp muốn có kinh phí hỗ trợ đào tạo thì khóa học phải có từ 120 lao động trở lên. Điều kiện này rất khó thực hiện ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đó là chưa kể, theo quy định, đối tượng được hưởng hỗ trợ là ở xã, chứ không phải phường. Thế là những nơi được nâng cấp, qui hoạch địa giới hành chính thành phường bỗng nhiên bà con mất quyền lợi. Mặt khác, để mở rộng lao động sản xuất phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, nguồn lao động phải được hỗ trợ đào tạo nhiều hơn.

Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách sát thực với từng vùng miền để thúc đẩy phát triển khu kinh tế tái định cư và nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng kinh tế mới… Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm chưa có quy định cụ thể cho lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Hơn nữa, đây lại là chương trình mới, chưa thể hiện ngay hiệu quả nên nhiều địa phương không nhiệt tình tham gia. Hiện nay, chương trình đang tập trung vào bình chọn sản phẩm tiêu biểu, còn việc làm thế nào để có sản phẩm tiêu biểu và kế hoạch tiếp tục phát triển sản phẩm đó như thế nào sau khi đã được bình chọn thì còn nhiều vấn đề cần bàn.

Theo quy định, sản phẩm sau khi được bình chọn sẽ được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công và các nguồn kinh phí khác để đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, xúc tiến thương mại, đào tạo lao động… Tuy nhiên, để có được nguồn hỗ trợ này cũng không hề đơn giản.

Hành trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu còn rất nhiều gian nan. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, ngoài việc đầu tư xây dựng những chính sách phù hợp thì các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn cũng phải chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, học hỏi kỹ năng và kiến thức quản lý, mạnh dạn đầu tư để sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

Khánh Chi

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?
Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...
Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV vừa báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Theo Phó Thủ tướng cần phân cấp quản lý lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Là ngành công nghiệp quan trọng, có độ rủi ro cao trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất là rất cần thiết.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm mà đầu tư bài bản, chiến lược cho khai thác chế biến sâu.
Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Những tháng đã qua của năm 2023 chứng kiến thị trường ô tô mang nhiều gam màu trầm, sức tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Trong quy hoạch khoáng sản làm vật liệu mới công bố, Bộ Xây dựng nhấn mạnh đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, chồng lấn trong các quy hoạch khác.
Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 12/1, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

THACO đề xuất xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ ở Lâm Đồng
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Cần có yêu cầu rõ ràng về khoa học công nghệ trong khai thác khoáng sản; quy trách nhiệm đối với đơn vị quản lý cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động