Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Đoàn kết tạo nên sức mạnh của người lao động Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phùng Quang Hiệp- Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam cho biết, năm 2023, điều kiện tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm. Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn có dấu hiệu chững lại và gặp khó khăn, ẩn chứa những yếu tố bất lợi. Rủi ro với doanh nghiệp vẫn gia tăng trong bối cảnh nhu cầu thị trường trong nước cũng như nước ngoài giảm là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, giá phân bón trên thị trường thế giới giảm sâu; tình trạng tăng nguồn cung nhập khẩu vào Việt Nam nhất là phân bón và sản phẩm hóa chất; giá một số mặt hàng xuất khẩu (cao su, chất tẩy rửa, phân bón) giảm mạnh do hạn chế chi tiêu của các nước cũng gây khó khăn cho các đơn vị thuộc Tập đoàn.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Tiếp tục phát huy trong năm 2024
Ông Phùng Quang Hiệp- Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Trước tình hình đó, Tập đoàn đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt việc dự báo sát tình hình, xây dựng và triển khai các phương án xử lý nhanh nhạy, bám sát định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Công Thương và các Bộ/ngành trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục những khó khăn, thách thức, nỗ lực cao độ nhằm hoàn thành tốt nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra.

Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế năm 2023 ước đạt 50.362 tỷ đồng. Doanh thu cộng hợp ước đạt 55.286 tỷ đồng (là năm có doanh thu cao thứ 2 sau năm 2022). Lợi nhuận năm 2023: ước đạt 3.277 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 (Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương) ước lãi cộng hợp 1.046 tỷ đồng; các đơn vị không thuộc Đề án 1468 lãi cộng hợp ước đạt 2.231 tỷ đồng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 675 triệu USD, bằng 76,62% kế hoạch năm 2023. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu đạt 465 triệu USD, bằng 90,14% kế hoạch năm 2023; nhập khẩu đạt 210 triệu USD, bằng 57,44% kế hoạch năm 2023. Năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đảm bảo việc làm cho khoảng 18.000 lao động với mức tiền lương bình quân trên 13,52 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn đã tập trung thực hiện có kết quả một số nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của Tập đoàn như: Hoàn thiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025; triển khai xây dựng Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; tích cực chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ được giao để tái cơ cấu nợ vay 03 Dự án phân bón theo Kết luận của Bộ Chính trị; xây dựng và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền Dự thảo Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Tiếp tục phát huy trong năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam nêu, năm 2023, Tập đoàn còn một số hạn chế như sản lượng sản xuất và cung ứng quặng tuyển Apatit vẫn chưa được cải thiện, thấp hơn so với kế hoạch nên có một số thời điểm các đơn vị sản xuất phân bón, hóa chất vẫn không đủ nguyên liệu chạy máy, chất lượng quặng đầu vào từ các kho lưu thấp, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của Tập đoàn.

Năm 2024- tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Nêu giải pháp cho năm 2024, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam nhấn mạnh, trước những khó khăn thách thức của kinh tế thế giới và trong nước năm 2024, với quyết tâm của Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong đó đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT dự kiến được xem xét tại kỳ họp Quốc hội thứ 8/2024. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024.

Nhận thức rõ điều đó, Tập đoàn đã xác định mục tiêu và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) năm 2024 là 53.261 tỷ đồng, bằng 106% ước thực hiện năm 2023; Doanh thu cộng hợp 56.497 tỷ đồng, bằng 102% so với ước thực hiện năm 2023. Lợi nhuận cộng hợp 2.430 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 lãi 310 tỷ đồng, các đơn vị không thuộc Đề án 1468 lãi 2.120 tỷ đồng.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Tiếp tục phát huy trong năm 2024
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh- Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo tại Hội nghị

Về giải pháp phát triển thị trường: Tập đoàn sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và nước ngoài. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giữa Tập đoàn với các Tập đoàn, Tổng công ty trong nước, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Ủy ban và giữa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn với nhau. Các đơn vị trong Tập đoàn phấn đấu đạt tỷ lệ mua bán nội bộ không thấp hơn 50% tổng lượng mua các vật tư cùng loại của đơn vị năm 2023.

Chỉ đạo tại Hội nghị ông Nguyễn Ngọc Cảnh- Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ ra, năm 2024, thứ nhất, Tập đoàn cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao; đầu tư theo Chiến lược, Kế hoạch, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững. Đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Tăng cường công tác dự báo thị trường, chủ động linh hoạt triển khai có hiệu quả các giải pháp về quản trị mua vật tư nguyên liệu, sản xuất, bán hàng..., đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, Tập đoàn tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện, báo cáo về Chiến lược phát triển, Kế hoạch 5 năm, Điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn theo ý kiến của các bộ ngành để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Lập kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 28/10/2023.

Thứ ba, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và giải ngân vốn đầu tư kịp thời để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kinh doanh của Tập đoàn, đặc biệt là dự án nhóm B trong lĩnh vực săm lốp và hóa chất cơ bản, đẩy mạnh nghiên cứu, nắm bắt cơ hội thị trường đối với các dự án đầu tư mới, khả thi tạo động lực tăng trưởng cho Tập đoàn.

Thứ tư, chú trọng nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vào sản xuất kinh doanh và quản lý; chuyển đổi mạnh sang kinh tế số phù hợp với điều kiện, yêu cầu; coi đây là yếu tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Thứ năm, đối với các đơn vị thuộc Đề án 1468 đã được phê duyệt cơ cấu lại theo Kết luận của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Tập đoàn và các đơn vị đồng thời chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể để ổn định sản xuất. Chủ động gắn sản xuất với thị trường để đảm bảo tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm ở mức hợp lý; đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả của quản lý nhằm giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh sản phẩm góp phần tăng hiệu quả chung của doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm tranh chấp hợp đồng EPC để sớm thực hiện quyết toán các Dự án.

Việt Anh - Thanh Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.
Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động