Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đo đạc, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính |
Chứng nhận được BSI - tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương Quốc Anh cấp, điều này cho thấy Thép Hòa Phát Dung Quất đã luôn chủ đông áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, quản trị sản xuất, vận hành mới nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
ISO 14064-1 là tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, thực hiện theo Nghị định 06/2022 của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tiêu chuẩn này là cơ sở để tính toán lượng phát thải khí nhà kính của một doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất thép cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.
Hòa Phát áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín trong sản xuất thép |
Do đó, từ tháng 6/2023, Thép Hòa Phát Dung Quất bắt đầu tiếp xúc các đơn vị tư vấn lập báo cáo, kiểm kê khí nhà kính. Đồng thời, cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính giai đoạn 2022-2023.
Cuối tháng 11/2023, Công ty đã hoàn thành đánh giá kiểm kê khí nhà kính tại Khu liên hợp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp.
Công ty cũng đã hoàn thành đánh giá ISO 14067: 2018 - truy vết carbon trên các dòng sản phẩm vào cuối tháng 1/2024. Dự kiến trong tháng 4/2024, BSI sẽ cấp chứng nhận này cho Hòa Phát.
Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngay từ đầu, Tập đoàn đã áp dụng công nghệ sản xuất tuần hoàn khép kín, hiện đại của các nước G7 vào sản xuất tại tất cả các khu liên hợp sản xuất gang thép. Hòa Phát đã tính toán kỹ lưỡng và dành tới 30% vốn đầu tư cho các hạng mục môi trường. Các khu liên hợp sản xuất gang thép của Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất đều áp dụng hàng loạt các giải pháp và ứng dụng công nghệ mới nhất để tối ưu sản xuất cũng như tiết kiệm năng lượng. Hàng năm sản lượng phát điện của Hòa Phát đạt hàng tỷ kWh.
Tính riêng năm 2023, tổng lượng điện phát của các nhà máy điện nhiệt dư thuộc Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất đạt 2,4 tỷ kWh, giúp Hòa Phát tự chủ khoảng 80% lượng điện năng cho sản xuất. Trong đó, sản lượng điện tự phát của Hòa Phát Dung Quất ghi nhận đạt 1,96 tỷ KWh.
Ngoài sử dụng nhiệt dư trong luyện coke để phát điện, Khu liên hợp còn tận dụng khí than dư thừa trong luyện gang, thép làm nhiên liệu cho nồi hơi để phát điện. Công nghệ sản xuất điện năng này đã góp phần bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải CO2 so với loại hình phát điện nhiệt than có công suất tương đương.
Hiện Hòa phát đang áp dụng 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng: Giải pháp thứ nhất là thu hồi nhiệt dư, khí nóng lò cốc, lò cao, lò thổi sản xuất điện. Nhiệt dư phát sinh từ quá trình sản xuất than cốc, khí dư từ quá trình luyện gang, luyện thép được thu hồi, tận dụng phục vụ cho phát triển điện để cung cấp chó ản xuất.
Hai là, sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện môi trường để sản xuất điện.
Ba là, công nghệ tuabin thu hồi năng lượng Quạt gió lò cao (BPRT) ứng dụng tạ các nhà máy thép Hải Dương và Dung Quất.
Bốn là, sử dụng nhiệt dư để sản xuất điện trong quá trình thiêu kết quặng.
Năm là, công nghệ Đúc-Cán liên tục tận dụng nhiệt từ phôi nóng, phôi nóng sau đúc có nhiệt độ 750-900 độ C sẽ được chuyển ngay sang dây chuyền cán để sản xuất thép thành phẩm. Giải pháp này đã tiết giảm tối đa sử dụng năng lượng, làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm phát thải CO2/tấn sản phẩm.
Được biết, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất là một trong những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ về kiểm kê khí nhà kính.
Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là các cơ sở thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP gồm 1.912 cơ sở trong đó có 1.662 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, 70 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, 104 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng và 76 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là các cơ sở có trách nhiệm phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của Bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023 và tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/3 kể từ năm 2025. Các cơ sở có tên trong danh mục phải chủ động rà soát, cung cấp các thông tin về tổng lượng tiêu thụ năng lượng, công suất hoạt động về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, cập nhật danh mục. |