Nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của hầm và cầu vượt bộ hành

Cùng với việc tăng cường tuyên truyền kèm cưỡng chế, nâng chế tài xử phạt người đi bộ không đúng nơi quy định, Hà Nội cũng đầu tư xây thêm 6 cầu vượt cho người đi bộ để đảm bảo an toàn giao thông.
nhieu giai phap phat huy hieu qua cua ham va cau vuot bo hanh
Cầu vượt dành cho người đi bộ tại số 1 Chùa Bộc.

Không bị ám ảnh bởi vấn đề an ninh như đi qua hầm bộ hành, nhưng một số cầu vượt bộ hành trên địa bàn Hà Nội lại vắng khách do đặt sai vị trí, nơi nhu cầu người dân không lớn. Hoặc, đặt đúng vị trí nhưng thiết kế đường dẫn bất hợp lý, người đi bộ phải vòng vèo, khả năng tiếp cận chưa thuận lợi cho người già, người tàn tật.

Nơi đông đúc, nơi đìu hiu

Trước cổng Bệnh viện Bạch Mai vào giờ cao điểm cuối buổi chiều, người dân qua lại trên cây cầu bộ hành qua đường Giải Phóng và đường Lê Thanh Nghị khá đông.

Cây cầu này có chiều dài 92m; trong đó, đoạn qua đường Giải Phóng dài 48 m, đoạn qua đường Lê Thanh Nghị dài 45m, chiều rộng 2,5m, được đặt ở vị trí phù hợp với nhu cầu sang đường của rất đông người dân, bệnh nhân và người nhà đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

Đây cũng là trục đường có lưu lượng tham gia giao thông đông nên việc đặt cầu bộ hành tại khu vực này là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Một yếu tố khiến đa số người dân không băng qua đường mà đi lên cầu là do đường có dải phân cách chắn ngang, lưu lượng phương tiện qua lại lớn.

Tương tự, tại điểm cầu bộ hành đầu phố Tố Hữu, nhiều người đã lựa chọn sử dụng cầu vượt bộ hành, thay vì đi qua đường. Chị Đỗ Thị Thoa, 23 tuổi cho biết, việc đi bộ trên cầu sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân, trên cầu rất mát mẻ trong thời tiết nắng nóng như thế này.

“Qua cầu bộ hành cần trở thành thói quen cho mọi người, thay vì băng qua đường tại những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ,” chị Thoa nói.

Tuy nhiên, ngay bên cạnh cầu vượt vẫn có không ít người băng qua đường khiến nhiều xe máy, ôtô phải uốn lượn, thậm chí phanh gấp để tránh va chạm người đi bộ.

Bên cạnh những cây cầu phát huy hiệu quả vẫn còn những cây cầu bộ hành bị “ế” vì vắng người qua lại. Đơn cử như cầu vượt Giảng Võ-Ngọc Khánh (quận Ba Đình) được xây dựng hiện đại nhưng do thiếu đồng bộ với hạ tầng xung quanh nên ít người sử dụng. Cầu hiện đã xuống cấp và hoen gỉ khiến người dân càng thêm e ngại.

Hay cầu vượt khu vực trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đặt ngay sát điểm quay đầu xe và trước cổng trường nhưng hạ tầng xung quanh phục vụ người dân lại chưa được đồng bộ.

Dù hàng trăm sinh viên lên xuống xe buýt ở hai bên đường mỗi ngày nhưng điểm chờ xe buýt hướng từ Ngã Tư Sở về Hà Đông lại cách xa so với đường dẫn lên cầu. Ở hướng ngược lại, lối lên cầu vượt trở thành nơi tập kết rác thải. Do vậy, nhiều người vẫn băng cắt qua đường vào giờ cao điểm mà không đi lên cầu.

Tăng cường tuyên truyền kèm cưỡng chế

Ngoài nguyên nhân do cầu vượt bộ hành bị đặt sai vị trí hoặc đúng vị trí nhưng thiết kế đường dẫn bất hợp lý,… thì sự thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân là một trong những nguyên nhân chính khiến những chiếc cầu vượt bộ hành bị bỏ quên.

nhieu giai phap phat huy hieu qua cua ham va cau vuot bo hanh
Cầu vượt đi bộ được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn, tiện lợi cho người đi bộ.

Trong khung giờ cao điểm nhưng số người qua cầu vượt trên đường Hoàng Quốc Việt hay đường Nguyễn Chí Thanh cũng ít ỏi. Trong vòng 30 phút, cầu vượt trên đường Hoàng Quốc Việt chỉ có khoảng 20-30 người lên xuống cầu, một số người dù ở ngay dưới chân cầu vẫn chọn băng qua đường, xuyên qua dòng xe cộ tấp nập để sang đường.

Còn tại cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh, xung quanh có nhiều trường đại học, sinh viên đông đúc, nhưng số lượng người sử dụng cầu đi bộ chưa nhiều. Tại cầu đi bộ trước cổng Học viện Hành chính Quốc gia, nhiều người dân, sinh viên vẫn bình thản lách qua các loại phương tiện để sang đường.

Anh Nguyễn Trung Hiếu, 20 tuổi, sinh viên một trường Đại học trong khu vực cho biết: “Tuy có hơi nguy hiểm thật, nhưng mà đi bộ qua đường nhanh với tiện hơn. Đi trên cầu thì hơi mất thời gian, nhất là lúc muốn qua phía đối diện nhưng lại ở cách cầu đi bộ khá xa.”

Theo nhiều cư dân sinh sống gần khu vực các cầu bộ hành, nhiều người dù biết đi qua đường nguy hiểm nhưng vì muốn nhanh nên bất chấp nguy hiểm băng qua đường mà không đi lên cầu.

Bên cạnh đó việc không đảm bảo hỗ trợ cho người khuyết tật, khiến một số người cao tuổi không đủ sức leo thang nên cũng chọn đi bộ qua đường.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 46 cầu vượt đi bộ được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2009 đến nay và 31 hầm bộ hành.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 6 cầu vượt cho người đi bộ bằng vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 34,6 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong năm 2021-2022.

Để khắc phục tình trạng người dân thờ ơ với cầu vượt, hầm bộ hành, phát huy hiệu quả của các công trình này, thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông vào các bậc học phổ thông để từng bước tạo ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, Sở nghiên cứu, tăng cường các biện pháp kỹ thuật, cưỡng chế người tham gia giao thông sử dụng cầu vượt, hầm bộ hành, như lắp hàng rào, trồng cây xanh tại dải phân cách giữa để ngăn chặn tình trạng người đi bộ cố tình băng qua đường, gây mất an toàn giao thông...

Sở cũng đề nghị với cơ quan chức năng nâng chế tài xử phạt, đồng thời mạnh tay xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định.

Tuy nhiên, các giải pháp này cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên để phát huy hiệu quả các cầu, hầm bộ hành trên địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Lễ ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện “Cùng em đến trường” hỗ trợ học sinh nghèo "Viết tiếp ước mơ" giai đoạn 2025-2028 diễn ra chiều 18/11.
Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công

Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công

Dự kiến, tổng kinh phí để tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công là hơn 506 tỷ đồng.
Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024

Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024

Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 diễn ra từ ngày 11 – 30/11/2024.
Ban Bí thư chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Ban Bí thư chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025.
Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Sáng 18/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Bão số 9 giật cấp 14, tiến vào vùng biển miền Trung

Bão số 9 giật cấp 14, tiến vào vùng biển miền Trung

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do tương tác với không khí lạnh, bão số 9 giảm cấp và suy yếu trên vùng biển Trung Trung Bộ.
Thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Từ tháng 12/2024, nhiều địa phương sẽ điều chỉnh lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Về thông tin nhân sự cấp Trung ương tuần qua, Bộ Chính trị quyết định đồng chí Phạm Gia Túc giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tối qua ngày 17/11, bão Man-yi đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Hồi 01 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão số 9 ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 119,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh cấp 12-13.
Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11, do ảnh hưởng không khí lạnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 18-20 độ, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
Thông tư mới về công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng dân quân tự vệ

Thông tư mới về công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng dân quân tự vệ

Thông tư số 93/2024/TT-BQP, quy định và hướng dẫn chi tiết công tác thi đua, khen thưởng đối với lực lượng Dân quân tự vệ sẽ có hiệu lực từ ngày 22/12/2024.
Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Nẵng phối hợp cùng Ban ATGT thành phố tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả các đội hình triển khai mô hình “Cổng trường bình yên”.
Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân dịp kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển.
Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực với thay đổi về quy định hưởng lương hưu đối vơi lao động nam và lao động nữ.
Lừa đảo vé concert

Lừa đảo vé concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai': Luật sư 'bóc' mánh khóe tinh vi

Nhiều người hâm mộ không mua được vé concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã tìm đến "chợ đen" và trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo.
Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Từ tháng 1/2025, người lái xe máy khi thực hiện khám sức khỏe, không bắt buộc xét nghiệm 100% nồng độ cồn, khám thai sản.
Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay cơn bão có tên quốc tế là Manyi, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Lễ trao tặng danh hiệu

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú" và tuyên dương các Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại Hà Nội.
Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Giải Golf hữu nghị Suntory PepsiCo Việt Nam gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư và học sinh sau bão Yagi.
Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tuyên dương 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu', 'Học sinh 3 tốt' và 'Học sinh 3 rèn luyện'.
Khách hàng TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Mega 6/45 gần 46 tỷ đồng

Khách hàng TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Mega 6/45 gần 46 tỷ đồng

Theo thông tin mới nhất từ Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), khách hàng trúng Vietlott Mega 6/45 trị giá gần 46 tỷ đồng đến từ TP. Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa tổ chức cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hóa tổ chức cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Tối ngày 16/11/2024, cùng với Cà Mau, Hải Phòng; Thanh Hóa đã tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc.
Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự địa phương trong tuần (11-15/11), ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động