Sản phẩm công nghiệp nông thôn: Gắn kết khuyến công với quảng bá thương hiệu
Khuyến công 25/08/2022 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Công nghiệp nông thôn đổi thay nhờ trợ lực của chính sách khuyến công |
Theo các chuyên gia, gắn kết khuyến công với xúc tiến thương mại sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) là sự hỗ trợ xuyên suốt, toàn diện góp phần “trợ lực” cho cơ sở sản xuất CNNT phát triển mạnh mẽ.
Khuyến công hỗ trợ mở rộng sản xuất
Đại diện các sở Công Thương và doanh nghiệp cho rằng, hoạt động khuyến công thời gian qua đã tiếp sức mạnh mẽ cho các cơ sở CNNT các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên phục hồi sau đại dịch Covid - 19. 7 tháng đầu năm 2022, kinh phí khuyến công toàn khu vực đã thực hiện đạt 20,7 tỷ đồng (bằng 28,44% kế hoạch năm, cao hơn 62,15% so với tỷ lệ thực hiện 7 tháng đầu năm 2021).
![]() |
Sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Kon Tum |
Theo ông Lê Ngọc Cường – Giám đốc Công ty TNHH SXTMDV Cường A.I.C (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), chương trình khuyến công đã giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc, mở rộng được thị trường đến nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Sản phẩm làm ra tăng gấp 4 lần khi chưa đầu tư máy móc công nghệ. Ông Cường mong muốn thời gian tới chương trình sẽ được đẩy mạnh hơn nữa để có thêm nhiều doanh nghiệp được thụ hưởng.
Ông Võ Mai Hưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định - cho biết, với phương châm hỗ trợ nhanh, phục hồi sớm, ngành Công Thương tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất CNNT khôi khục, đầu tư máy móc, từ đó, tăng năng suất, sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng công nghiệp chung của tỉnh.
Cùng quan điểm, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai - ông Phạm Văn Binh đánh giá, hoạt động khuyến công đã và đang phát huy hiệu quả, kịp thời giúp các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu, tháo gỡ một phần khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra.
Tiếp tục phát huy tính liên kết
Theo bà Thái Thị Hồng Minh – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm CNNT qua các chương trình hội chợ hàng công nghiệp nông thôn; các hội nghị kết nối cung - cầu, giao thương. “Đây là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp kết nối thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm…”- bà Minh nói.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Sở Công Thương tỉnh Đăk Nông cho rằng, cần có sự phối hợp, liên kết để tạo ra chuỗi giá trị từ hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất đến hỗ trợ doanh nghiệp thương mại hóa, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
“Để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất – tiểu thủ công nghiệp giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp để các sản phẩm CNNT tiêu biểu có đầu ra ổn định” - ông Võ Đình Vinh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận nói.
Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung đánh giá, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang ngày càng phát huy hiệu quả. Giữa các địa phương đã có liên kết, phối hợp trong hoạt động khuyến công. “Thời gian tới, các trung tâm khuyến công trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên cần tiếp tục phát huy tính liên kết. Hoạt động liên kết không chỉ là hỗ trợ đầu tư máy móc sản xuất mà còn liên kết để hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm CNNT tiêu biểu” - ông Trung nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Bình: Trình diễn kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ 145 tỷ đồng

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Thanh Hóa: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Bình Định: Tiếp sức doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nông thôn

Khuyến công quốc gia: Góp sức cùng ngành dừa của Bến Tre phát triển bền vững

Điểm mới của Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tháng 12/2023

Bình Định: Khuyến công làm cầu nối, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

Năm 2023, Bình Định thực hiện 45 đề án khuyến công

Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên: Tạo động lực mới

Đắk Nông: Khai mạc Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Nguồn vốn khuyến công tạo sức bật cho công nghiệp nông thôn

Khuyến công Đồng Tháp tập trung vào chế biến nông sản, thủy sản

Chính sách khuyến công tạo đà cho doanh nghiệp thích nghi tình hình mới

Bài 3: Sản xuất sạch hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất

Ninh Thuận: Công nghiệp nông thôn đổi thay nhờ chính sách khuyến công

Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Khuyến công Bình Phước phát huy hiệu quả “vốn mồi”

Ninh Thuận: Đề án khuyến công tiếp sức cho doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ nho

Nghệ An: Đề xuất tăng kinh phí hỗ trợ cho công tác khuyến công

Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn
