Thứ sáu 22/11/2024 11:50

Nhiều cơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2022

Quốc hội đã đề ra những nhiệm vụ cho năm 2022, trong đó mục tăng trưởng GDP phải đạt từ 6-6,5%. Đây được đánh giá là mục tiêu không hề dễ dàng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tăng trưởng GDP 2 năm liền (2020-2021) đều đạt thấp với lần lượt 2,91% và 2,58%. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhận định, với những lợi thế đang có, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để đạt được mục tiêu trên.

Nói về cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022, ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng và quản lý Chương trình Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cho rằng, cơ hội đầu tiên là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng trong nước đã từng xuất hiện từ trước đại dịch Covid-19, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao hơn và có tầng lớp trung lưu ngày càng giàu mạnh.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2022

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một nền kinh tế có sức hút lớn nhờ lao động chi phí thấp và làm việc chăm chỉ, hiệu quả. Việt Nam có những cơ chế ưu đãi thuế, từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư. Đại dịch Covid-19 cũng cho thấy, chúng ta cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và Việt Nam là một trong những ứng cử viên sáng giá cho việc đa dạng hóa, nên nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển tới Việt Nam với mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu. Bởi vậy có thể nói, Việt Nam đang tận dụng tốt xu hướng đa dạng hóa này và tận dụng được lợi thế cạnh tranh...

Ông Jacques Morisset nhận định, mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi. Dự báo, Việt Nam sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng của thời kỳ trước đại dịch, nhưng với điều kiện, Việt Nam và cả thế giới sẽ không phải trải qua một cuộc khủng hoảng nào nữa vì đại dịch Covid-19. Đồng thời với đó, Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai kích cầu kinh tế thông qua những chính sách về chi ngân sách và chính sách thuế. Nếu thực hiện được các nội dung này, Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại như trước đây, thậm chí còn có thể mạnh mẽ hơn nữa, bởi Việt Nam có thể bắt kịp thời điểm để quay lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch.

“Do vậy, tôi rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, tất nhiên với 2 điều kiện: Chính phủ kiểm soát tốt chính sách tài khóa và nền kinh tế không bị đóng cửa trở lại vì đại dịch Covid-19”, ông Jacques Morisset nhấn mạnh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022

Còn theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 đạt 2,58%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là từ 6-6,5%. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2021, nền kinh tế cũng đã xuất hiện những tín hiệu tích cực, bởi quý III tăng trưởng GDP giảm sâu với mức trên 6%, nhưng bước sang quý IV, khi nền kinh tế mở cửa trở lại với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thì GDP đã bật tăng trở lại với mức 5,22%. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng, tạo niềm tin cho Việt Nam đạt được mức tăng trưởng từ 6-6,5% vào năm 2022.

Đặc biệt theo bà Nguyễn Thị Hương, thời gian qua Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất tốt về nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, cũng đã nhập khẩu cũng như toàn bộ động lưc tăng trưởng, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam cũng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2020, đã thể hiện được kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

“Từ đó, chúng tôi dự kiến, Việt Nam hoàn toàn có niềm tin vào việc đạt mức tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2022”, bà Nguyễn Thị Hương khẳng định.

Mặc dù có những cơ hội thuận lợi để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2022, nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng mới, cùng với đó là giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao, sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm mới.

Theo đó, để hóa giải những thách thức trên, trước hết Việt Nam cần kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, không để tình trạng “đóng - mở” nền kinh tế tiếp tục diễn ra trong năm 2022, nhằm giảm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người dân và đảm bảo được hoạt động sản xuất, lưu thông, kết nối hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Để làm được điều này, việc đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng, chống dịch vẫn cần được tiếp tục thực hiện.

Đối với vấn đề giá nguyên, vật liệu tăng cao, để ứng phó với vấn đề này, chúng ta cần chuẩn bị nguồn cung nguyên liệu trong nước, đặc biệt khai thác nguyên liệu có sẵn từ thị trường nội địa, để có thể làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất. Cùng với đó, chủ động tìm kiếm thị trường nguyên, nhiên liệu phù hợp để đáp ứng được yêu cầu duy trì sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp ở mức tốt nhất.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2022, Việt Nam cần có các thêm các chính sách hỗ trợ người lao động, người dân tham gia vào sản xuất và triển khai mạnh mẽ hơn các gói kích thích, phục hồi kinh tế, tạo “cú huých” cho các ngành sản xuất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn