Chủ nhật 22/12/2024 19:11

Nhật Bản xả thải nước chứa chất phóng xạ sẽ không tác động đến vùng biển Việt Nam

Theo Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc Nhật Bản xả hàng triệu tấn nước chứa chất phóng xạ sẽ không tác động đến vùng biển Việt Nam.

Chiều 19/7/2023, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Họp báo thường kỳ Quý II/2023 do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang chủ trì. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang chủ trì Họp báo

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề Nhật Bản xả hàng triệu tấn nước chứa chất phóng xạ xuống biển, có tác động gì đến vùng biển của Việt Nam không?, ông Phạm Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản đã xảy ra sự cố đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi do ảnh hưởng của động đất và sóng thần, còn được gọi là thảm họa kép. Sự cố này đã làm phát sinh một lượng lớn nước thải có chứa phóng xạ.

Để xử lý lượng chất thải này, từ tháng 4/2021, kế hoạch xả thải của Nhật Bản đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cùng với các chuyên gia hàng đầu về an toàn hạt nhân được quốc tế công nhận đến từ 11 quốc gia (trong đó có chuyên gia của Việt Nam) tiến hành thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn an toàn của IAEA.

Ngày 4/7/2023 vừa qua, sau hơn 2 năm làm việc, IAEA đã chính thức trao cho Chính phủ Nhật Bản báo cáo đánh giá, trong đó kết luận “kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý ra biển là phù hợp với Tiêu chuẩn An toàn của IAEA” - ông Phạm Văn Toàn thông tin.

Cụ thể, theo kết quả đánh giá của IAEA, nồng độ của các nhân phóng xạ có trong nước ở khoảng cách 30 km so với vị trí dự kiến xả thải có hoạt độ trong dải từ 10-6 đến 10-10 Bq/L (Bec-cơ-ren/lít), đây là tỷ lệ rất nhỏ so với nồng độ phóng xạ tự nhiên trong nước biển (nằm trong dải từ 10-1 đến 1 Bq/L) và hầu như không có tác động về mặt phóng xạ đến môi trường biển.

Kết quả đánh giá cũng cho thấy, mức liều bức xạ một người dân Nhật Bản phải nhận do hoạt động xả thải là chỉ từ 2x10-7 (0,000002) mSv/năm (mili silvert) đến 3x10-6 (0,00003) mSv/năm (rất nhỏ so với giới hạn liều đối với công chúng do ảnh hưởng của công việc bức xạ theo quy định hiện nay là 1 mSv/năm tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng hoặc tại Phụ lục của Tiêu chuẩn GSG-8 năm 2018 của IAEA về Bảo vệ bức xạ cho công chúng và môi trường).

Ông Phạm Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân phát biểu tại Họp báo

Trên thực tế, nước thải dự kiến được thải ra biển đã được xử lý để loại bỏ gần như toàn bộ chất phóng xạ, ngoại trừ chất phóng xạ tritium (một chất phát quang phóng xạ của Hydro). Thêm nữa, theo quy trình Nhật Bản xây dựng để thẩm định, trước khi xả thải ra biển, Nhật Bản sẽ tiến hành pha loãng nước đã được xử lý bởi hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến bằng nước biển để đưa nồng độ phóng xạ của Tritium trong nước thải về dưới tiêu chuẩn quy định.

“Do đó có thể thấy, tác động về mặt phóng xạ của quá trình xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima là không đáng kể đối với con người và môi trường của Nhật Bản. Chính vì vậy, có thể thấy hoạt động xả thải sẽ không gây tác động đến vùng biển Việt Nam” - ông Phạm Văn Toàn nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Toàn cũng chia sẻ về quan điểm của Việt Nam về vấn đề Nhật Bản xả nước thải phóng xạ từ sự cố hạt nhân Fukushima Daichi. Cụ thể, đối với vấn đề Nhật Bản xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển, Việt Nam chúng ta (thông qua Bộ Ngoại giao) luôn khẳng định: Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia sử dụng năng lượng nguyên tử, đồng thời đề nghị có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, minh bạch trong việc chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm và đúng quy định của luật pháp quốc tế trong trường hợp có sự cố hoặc tai nạn xảy ra.

Việt Nam chúng ta cũng đề cao việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên biển, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các quy định liên quan của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới