Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế; Ấn Độ và khối EFTA ký thỏa thuận thương mại hàng trăm tỷ USD
Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế
Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 0,1% so với quý trước đó, khác với dự báo về mức giảm 0,1%. Mức tăng GDP thực tế tính theo năm đạt 0,4%, chính thức đưa /chu-de/nhat-ban.topic thoát khỏi suy thoái khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm, khiến nước này đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Nhật Bản tránh được suy thoái khi số liệu điều chỉnh cho thấy nền kinh tế này tăng trưởng trong quý IV/2023 |
Nhật Bản vẫn đánh giá nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ vừa phải. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã tạo ra áp lực đè nặng lên các hộ gia đình.
“Tiêu dùng cá nhân, đóng góp hơn một nửa giá trị nền kinh tế nước này, đã giảm 0,3%, sâu hơn mức giảm 0,2% trước đây. Mặt khác, chi phí vốn cũng đã tăng 2,0%, điều chỉnh tăng từ mức giảm 0,1%”, giới chức Nhật Bản thông báo.
Lạm phát cao đang ghìm nhu cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân tại đây, khiến tăng trưởng luôn bị đe dọa. Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản hạ 6,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất 2 năm.
Ấn Độ và khối EFTA ký thỏa thuận thương mại tự do hàng trăm tỷ USD
Mới đây, Ấn Độ và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế và Thương mại (TEPA), theo đó New Delhi sẽ được đầu tư 100 tỷ USD trong 15 năm. Dự kiến sẽ mất khoảng 1 năm để thỏa thuận có hiệu lực.
“TEPA đánh dấu một cột mốc lịch sử trong quan hệ đối tác ngày càng phát triển của chúng tôi”, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho biết sau lễ ký kết ở New Delhi và nói thêm, thỏa thuận sẽ mở đường cho sự tăng trưởng và thịnh vượng chung bằng cách thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư và tạo việc làm.
TEPA được hai bên ký kết sau 16 năm đàm phán. Hiệp định có 14 chương, bao gồm thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR), thương mại dịch vụ, xúc tiến đầu tư và hợp tác, mua sắm chính phủ, rào cản kỹ thuật đối với thương mại và tạo thuận lợi thương mại.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng tin tưởng hiệp định TEPA tượng trưng cho cam kết của 2 bên ủng hộ thương mại rộng mở, công bằng và hợp lý.
Theo thống kê, trong tài khóa 2022-2023, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và 4 nước EFTA (gồm Iceland, Na Uy, Liechtenstein và Thụy Sĩ) là 18,65 tỷ USD, thấp hơn mức 27,23 tỷ USD trong tài khóa 2021-2022, trong đó Ấn Độ thâm hụt 14,8 tỷ USD. Thụy Sĩ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong EFTA, tiếp theo là Na Uy.