Sản phẩm được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý

Nhập làn “cao tốc EVFTA” - Kỳ II: Chuyển từ "lượng" sang "chất"

EU bảo hộ 39 CDĐL của Việt Nam được coi là “cánh cửa mở” cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt Nam sang thị trường EU, nhưng điều đó chỉ thành hiện thực khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật của thị trường được coi là có tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất thế giới hiện nay.
Sản phẩm được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý: Nhập làn “cao tốc EVFTA”

Mới là bước khởi đầu

Theo ông Đào Thế Anh - Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để nông sản Việt có bảo hộ CDĐL tiến ra được thị trường nước ngoài còn phụ thuộc vào “gu tiêu dùng” của thị trường nhập khẩu (NK). EU là nơi xuất phát của bảo hộ CDĐL, đây là “điểm cộng” để nông sản Việt tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng tại đây. Theo đó, 39 sản phẩm được bảo hộ CDĐL tại thị trường EU sẽ là lợi thế rất tốt để có thể thúc đẩy XK nông sản.

Tuy nhiên, CDĐL không phải là phương thuốc “chữa bách bệnh”, sản phẩm muốn XK được đầu tiên phải đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng được yêu cầu của quốc gia NK.

5628-ynh-bai
Tiêu chuẩn của EU tạo áp lực cho ngành nông nghiệp Việt Nam thay đổi phương thức sản xuất

“Xây dựng, phát triển và tiếp thị là 3 yếu tố song hành để các sản phẩm của Việt Nam được phía EU bảo hộ CDĐL thâm nhập sâu hơn vào thị trường này” - ông Đào Thế Anh nói.

Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - nhận xét, hàng loạt các quy định, yêu cầu của EU rất khắt khe, nhất là quy định về các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thực phẩm. Cụ thể, EU yêu cầu các mặt hàng nông sản XK vào thị trường EU phải đạt hai loại chứng nhận cơ bản là GlobalGAP và chứng nhận HACCP.

Đơn cử, tiêu chuẩn GlobalGAP, yêu cầu người sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát từ khâu canh tác đến thu hoạch, chế biến. GlobalGAP cũng đề cập đến các tiêu chí khác như phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường…

Mặt khác, các mặt hàng nông sản của Việt Nam XK sang EU đều theo cơ chế hậu kiểm. Do đó, khi sản phẩm cập bến EU mới trải qua quá trình kiểm tra, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy tại chỗ, DN sẽ phải chịu chi phí tiêu hủy. Lúc đó, cả người sản xuất lẫn DN sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nếu không kiểm soát chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất. Về lâu dài, điều này sẽ làm giảm giá trị của CDĐL.

Thay đổi phương thức sản xuất

Ông Lương Hoàng Thái - Vu trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - chia sẻ, trên thực tế, những CDĐL của EU trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) như rượu vang Bordeaux (Pháp), pho mát Mozzarella (Italy) cùng nhiều chỉ dẫn khác đều là những thương hiệu đã nổi tiếng lâu đời. Trong khi đó, những CDĐL của Việt Nam điển hình như Gạo Hải Hậu hay Trà Tân Cương thực tế chỉ có “tiếng” ở trong nước.

Để nông sản Việt có CDĐL đến gần hơn với người tiêu dùng, ông Lương Hoàng Thái cho rằng, việc tận dụng quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là các trào lưu mạng xã hội sẽ hỗ trợ đắc lực cho các CDĐL này có thể tới được với người tiêu dùng EU nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Những tiêu chuẩn của EU là hàng rào kỹ thuật không dễ vượt qua cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, nhưng nhìn ở góc độ khác, cũng tạo “áp lực” để ngành nông nghiệp Việt Nam thay đổi phương thức sản xuất, chuyển từ “lượng” sang “chất”.

Campuchia chỉ có 2 sản phẩm có CDĐL là tiêu và thốt nốt, nhưng họ đã khai thác rất tốt giá trị lợi thế này bằng cách chú trọng vào chất lượng, tập trung vào một sản lượng nhỏ để XK. Cụ thể, hiện giá tiêu của Campuchia lên đến 425 USD/kg, trong khi Việt Nam chỉ bán được 8 USD/kg. Thậm chí, nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới còn sử dụng tiêu Campuchia vào món kem nhờ những hương vị đặc trưng. Do đó, để khai thác tốt khía cạnh thương mại của CDĐL thì việc tiến hành xây dựng CDĐL cho những sản phẩm đặc sản đã được chế biến sẽ giúp sản phẩm đứng vững trên thị trường quốc tế.

Tại Pháp, hệ thống quản lý CDĐL một cách quy chuẩn và chặt chẽ cũng góp phần làm nên danh tiếng các sản phẩm mang CDĐL của nước này. Hiện Pháp có 561 tên gọi xuất xứ và 80 CDĐL với doanh số hàng năm lên đến gần 30 tỷ Euro, chiếm 15% doanh thu của toàn ngành thực phẩm.

Như vậy, để các sản phẩm có CDĐL của Việt Nam có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để vào thị trường EU, Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam cần xác lập một hệ thống kiểm định chất lượng quốc gia khi xem xét và công nhận bảo hộ CDĐL. Đặc biệt, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm từ chính các nước EU trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát CDĐL.

Theo đó, để quản lý hiệu quả một sản phẩm CDĐL đã được đăng ký và bảo hộ, cần có sự phối hợp chặt chẽ của DN, hiệp hội, ngành hàng và cơ quan quản lý địa phương. Xây dựng tính cộng đồng để cùng nhau bảo vệ chất lượng sản phẩm CDĐL. Tăng cường vai trò và nâng cao năng lực của Hiệp hội, ngành đối với xây dựng chuỗi cung - cầu sản phẩm được bảo hộ CDĐL sẽ giúp gia tăng cơ hội XK, dễ dàng tiếp cận thị trường EU.

EVFTA là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường lên tới 18.000 USD. Sản phẩm được bảo hộ CDĐL sẽ góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia và mở rộng sự nhận biết của cộng đồng quốc tế đối với sản phẩm truyền thống của Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.
Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động