Thứ hai 18/11/2024 06:16

Nhập khẩu rau quả tăng có đáng lo?

Mặc dù số lượng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm có tăng song nếu so sánh với lượng rau quả xuất khẩu thì Việt Nam vẫn đang xuất siêu.

Thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, trong tháng 5/2017, cả nước đã nhập khẩu khoảng 153,936 triệu USD các loại rau quả. Như vậy, tính từ đầu năm tới nay Việt Nam đã nhập khẩu gần 470 triệu USD (tăng trên 60% so với cùng kỳ).

Dù nhập khẩu có tăng nhưng TS Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, đây không phải là điều đáng lo. Lý giải cụ thể, TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, nếu làm phép tính giữa lượng xuất và nhập thì rõ ràng chúng ta đang xuất siêu trên 895 triệu USD trong 5 tháng đầu năm (trong 5 tháng đầu năm 2017 Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1,3 tỷ USD).

Hiện tại, các mặt hàng rau củ quả được nhập về chủ yếu là táo, cam, lê, kiwi, cherry (New Zealand, Australia), xoài, mãng cầu, me (Thái Lan), bắp cải, xà lách, khoai tây (Trung Quốc)…

Một điều phấn khởi là trong cơ cấu thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam thì hiện nay Thái Lan đang dẫn đầu (chiếm tới 50,1% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 18,9%). Điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chuộng các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và hàng Thái hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Bà Nguyễn Thị Sáng, chủ DNTN nhập khẩu trái cây Minh Sáng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - cho biết, các loại trái cây nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, Úc có giá cao nhưng vẫn có sức tiêu thụ tốt, đặc biệt là các khu vực thị trường ở trung tâm thành phố. Hiện tại các chủng loại như táo xanh Pháp, Mỹ, lựu Hàn Quốc được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.

Theo khảo sát của phóng viên, tại các hệ thống siêu thị như Big C, Lotte Mart, Satra Food… trái cây ngoại được bày bán khá đa dạng và giá cũng cao hơn trái cây nội địa. Tuy nhiên, đại diện các siêu thị Big C, Co.opmart, Emart… đều khẳng định: Rau quả ngoại chỉ chiếm trên 10% trong tổng cơ cấu hàng rau củ quả được bày bán tại kênh phân phối của họ. "Chúng tôi chỉ nhập những chủng loại hoa quả mà Việt Nam không có (cherry, nho đen, táo…) để giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn, còn về tổng thể, hàng nội vẫn là ưu tiên số 1 của Emart", ông Lê Hữu Tình, Giám đốc marketing Emart Việt Nam cho hay.

Theo giới kinh doanh, một trong những nguyên nhân người tiêu dùng chọn rau quả ngoại vì lạ mắt, sản phẩm có chất lượng và an toàn. Phần đông người tiêu dùng ở thành thị cho rằng, rau quả ngoại nhập có chất lượng tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn hơn.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Hữu Đạt - cho biết, hàng ngoại nhập gia tăng là xu thế tất yếu của hội nhập, giúp người tiêu dùng Việt có thêm sự chọn lựa cũng như cho nhà sản xuất thấy được xu hướng tiêu dùng đang cần những sản phẩm như thế nào. Do vậy, để đứng vững trên sân nhà, ngành rau quả Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, đồng thời từng doanh nghiệp, hợp tác xã phải tích cực hơn trong việc xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện và tin tưởng hơn vào hàng nội.

Mai Ca - Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá