Thứ sáu 08/11/2024 18:28

Nhãn sông Mã: Chinh phục thị trường

Năm nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện bài bản, nhờ hiệu quả từ hoạt động xây dựng thương hiệu cho trái nhãn Sơn La đã triển khai nhiều năm qua, tỉnh Sơn La đã tổ chức tốt việc tiêu thụ, xuất khẩu nhãn.

Được mùa

Cây nhãn trên địa bàn Sông Mã, huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, được người dân đi kinh tế mới từ tỉnh Hưng Yên mang lên trồng những năm 1960. Ban đầu bà con trồng nhãn mang tính tự phát, đáp ứng nhu cầu trong gia đình. Đến nay, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, người dân chuyển diện tích nhãn kém hiệu quả sang giống nhãn chín muộn cho năng suất, chất lượng cao. Năm 2017, nhãn Sông Mã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận thương hiệu “Nhãn Sông Mã” và được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) trao Quyết định cấp mã vùng trồng nhãn xuất khẩu cho 3 hợp tác xã (HTX) với diện tích gần 37ha. Đây là cơ hội để nhãn Sông Mã được nhiều người biết đến, vươn ra thị trường ngoài nước.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Sơn La, vụ nhãn năm 2020 tiếp tục được mùa, diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhãn an toàn tăng lên. Diện tích nhãn toàn tỉnh đạt khoảng 17.292 ha nhãn, sản lượng khoảng trên 75.000 tấn. Trong đó, vùng trồng nhãn huyện Sông Mã có diện tích lớn nhất, với trên 7.000 ha, sản lượng 38.000 tấn.

Nhãn sông Mã được người tiêu dùng ưa chuộng

Với diện tích và sản lượng lớn, nhãn Sơn La và nhãn của huyện Sông Mã đang trở thành vùng nhãn lớn nhất cả nước. Những năm qua, thực hiện chủ trương của tỉnh Sơn La chuyển đổi giống nhãn địa phương năng suất thấp, sang ghép giống nhãn lồng Hưng Yên, nhãn chín muộn, trồng các giống nhãn mới, cho đến nay đã cải tạo trên 80% diện tích.

Nhờ phù hợp chất đất và khí hậu Sơn La, cây nhãn phát triển nhanh, quả to, thơm ngon, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao.

Để bảo đảm chất lượng đầu ra cho sản phẩm nhãn, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo tổ chức quy trình sản xuất nhãn tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 203 hợp tác xã, doanh nghiệp trồng nhãn theo quy trình mới, nhãn chất lượng cao, với hơn 2.500 ha, chiếm hơn 25% diện tích nhãn toàn tỉnh. Trong đó, nhãn được cấp mã số vùng trồng ngày càng mở rộng. Tới nay, có 207,6 ha được cấp 34 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ, Australia; 2415 ha được cấp 58 mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đa dạng giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhãn

Để tổ chức tiêu thụ tốt sản phẩm nhãn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Khánh thông tin, do dịch Covid-19, vụ nhãn năm nay, tỉnh Sơn La dự kiến đã tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn bằng hình thức trực tuyến giữa điểm cầu vùng trồng nhãn Sông Mã (Sơn La) với hai điểm cầu tại tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường Trung Quốc.

Với thị trường trong nước, từ năm 2019 đến nay, Sơn La đã tổ chức được hàng chục sự kiện xúc tiến thương mại, giới thiệu, bán hàng ở Hà Nội và các trung tâm lớn ở các tỉnh. Sơn La hiện đã kết nối, duy trì 144 chuỗi cung ứng an toàn, trong đó chuỗi cung ứng quả an toàn đạt 90 chuỗi, với tổng diện tích sản xuất 1.726 ha để đưa vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: VinMart, BigC, Lotte, Hapro… Đồng thời, mở rộng thị trường đến các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An… Đến nay, hàng năm, trái nhãn đã vào được nhiều chuỗi siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Lotte… trong đó nhãn Sông Mã đặc biệt được ưa chuộng

Ngoài ra, tỉnh Sơn La đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Phong Trang (Lạng Sơn), Công ty TNNH Hùng Thảo (Bắc Giang), Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng, Công ty TNHH MTV Thắm Hà Nội, Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp… để bao tiêu sản phẩm. Năm nay, trong số hơn 75.000 tấn nhãn tiêu thụ, lượng xuất khẩu đạt hơn 10%.

Cùng với tiêu thụ quả tươi, tỉnh Sơn La luôn quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản cũng như xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nhãn để đảm bảo tính ổn định và bền vững. Sơn La mong muốn thời gian tới, các bộ, ngành tiếp tục đàm phán với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản của Sơn La nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Sẽ lập chốt kiểm tra phương tiện vận chuyển phế liệu vào làng nghề Mẫn Xá

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng