Chủ nhật 22/12/2024 17:08

Nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ” để tạo thị trường cho ngành cơ khí

Các doanh nghiệp cơ khí trong nước cùng kiến nghị, để tạo thị trường cho ngành cơ khí, Nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ”.

Doanh nghiệp cơ khí sụt giảm 20% đơn hàng

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) thông tin, năm nay, thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có doanh nghiệp đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30% đến 40%.

Nhìn nhận về thực trạng này, ông Ngô Quang Định - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Lilama 18 cũng chia sẻ, từ đầu năm đến nay, Lilama 18 cũng bị sụt giảm mạnh ở lĩnh vực xuất khẩu thiết bị - vốn là một trong những thế mạnh lớn của công ty. Nguyên nhân là do các đối tác lớn của Lilama 18 ở Mỹ, Đức cũng bị sụt giảm đơn hàng do tác động của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Doanh nghiệp cũng đứng trước khó khăn và phải tìm cách xoay xở để thêm những đơn hàng nội địa.

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, bước sang giai đoạn mới, bên cạnh nhiều thuận lợi, ngành cơ khí cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển ngành cơ khí không còn nhiều do phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giai đoạn nhiệm kỳ IV của Hiệp hội (2018-2023), ngành cơ khí trong nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu Covid-19, thị trường bị thu hẹp, giảm sức tiêu thụ, đối mặt với vấn đề tăng giá nguyên vật liệu và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tiếp theo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, xung đột quân sự Nga-Ukraine kéo dài làm tăng hơn các khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, thời gian gần đây, các dự án quy mô lớn ngành cơ khí đang trong xu hướng chững lại nên nhiều doanh nghiệp thuộc VAMI vẫn tiếp tục thiếu việc làm, không có tích lũy để đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm năng lực cạnh tranh.

Không ít doanh nghiệp đang phải vật lộn để tồn tại nên chậm và không có điều kiện tiếp cận công nghệ mới, quan tâm đến chuyển đối số và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đã gỡ bỏ dần nhiều hàng rào thuế quan, nhưng các doanh nghiệp cơ khí cũng còn quá ít kinh nghiệm bảo vệ thị trường và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Về chính sách phát triển cho ngành cơ khí, Chính phủ tuy có ban hành các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ vốn, phát triển công nghiệp hỗ trợ, miễn giảm thuế nhập khẩu… nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp cơ khí vẫn khó tiếp cận.

Nêu ra những hạn chế của ngành cơ khí Việt Nam, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho biết, công nghiệp cơ khí trong nước chưa có mặt hàng truyền thống, trong khi các doanh nghiệp vẫn ngại thay đổi quy mô sản xuất. Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công, nguyên liệu vật tư lại phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, những hạn chế về luật thương mại quốc tế của doanh nghiệp cơ khí đã khiến các khách hàng nước ngoài chưa hài lòng...

Nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ” cho ngành cơ khí

Ông Lê Văn Tuấn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam VAMI cũng thừa nhận: Ngành cơ khí trong nước thời gian qua đang thiếu vắng một yếu tố cơ bản đó chính là thị trường. Phải có thị trường mới có được việc làm, có thể đổi mới sáng tạo. Yếu tố thị trường quyết định lớn đến công tác phát triển ngành cơ khí.

Cần có chính sách rõ ràng đối với các sản phẩm cơ khí sản xuất được trong nước

Và để có thị trường cho ngành cơ khí, ông Lê Văn Tuấn cũng mạnh dạn đề nghị, Nhà nước, Chính phủ cần có cơ chế riêng cho ngành. Cụ thể như có chính sách rõ ràng đối với các sản phẩm cơ khí sản xuất được trong nước. Nếu những thiết bị nào trong nước đã sản xuất được thì kiên quyết không cho nhập khẩu. Có như vậy, ngành cơ khí trong nước mới có được thị trường để phát triển. Ông Tuấn nhấn mạnh, Nhà nước cần ban hành Nghị định quy định tất cả các hàng hóa, thiết bị vật tư mà các doanh nghiệp cơ khí trong nước sản xuất được phải sử dụng trong nước không cho phép nhập khẩu áp dụng với tất cả các nguồn vốn đầu tư (Nhà nước, tư nhân, FDI…). Việc này phải được bổ sung, quản lý, giám sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn lập, quy hoạch và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bổ sung trong Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…

Nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất, cần tạo dựng thị trường cho doanh nghiệp cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ”, tạo điều kiện chính sách cho doanh nghiệp về tài chính, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu.

Từ thực tế địa phương, ông Đinh Hồng Quân, Phó chủ tịch Thường trực Hội các Doanh nghiệp cơ khí tỉnh Bắc Giang cho biết, ngành cơ khí Bắc Giang đã chế tạo được thiết bị tiên tiến sử dụng trong lĩnh vực thủy điện, điện gió, lò đốt rác... nhưng hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu người định hướng, dẫn dắt, kết nối tạo sân chơi. Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại; cùng với đó, đề nghị cần có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp FDI nội địa hóa theo tỷ lệ % nhất định.

Bà Trương Thị Chí Bình - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng kiến nghị, vì sản phẩm cơ khí rất đa dạng nên tham tán thương mại Việt Nam ở các nước cần đẩy mạnh thông tin về thị trường, khách hàng. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí trong nước nỗ lực hơn nữa.

Có thể nói, cách đây nhiều năm, ngành cơ khí trong nước đã tạo được dấu ấn lớn với việc tự chủ được các nhà máy, công trình lớn trong nước, điển hình như tại thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, hay tại các nhà máy xi măng… Và không phải tự nhiên, ngành cơ khí trong nước có được những thành tựu đó. Đều có bàn tay của Nhà nước làm “bà đỡ”, tạo thị trường cho ngành cơ khí. Chỉ khi có sự sâu sát, can thiệp kịp thời của Nhà nước, rằng những thiết bị này, những công nghệ này trong nước đã sản xuất được, thì ưu tiên sử dụng thiết bị, nguồn lực trong nước. Chỉ khi ấy, ngành cơ khí mới có được “đất sống”, có được thị trường, được việc làm.

Các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chưa bao giờ đứng trước khó khăn như hiện nay khi thị trường không có, bởi mảng đầu tư công trong nước đang hết sức trì trệ; các doanh nghiệp ngành cơ khí không có ưu đãi nào về vốn vay, cho thuê đất, thuế xuất khẩu… trong khi ngành cơ khí có đặc thù cần đầu tư vốn lớn, lâu dài, nhà xưởng rộng...

Ngành cơ khí - chế tạo vẫn là ngành xương sống của đất nước. Thiết nghĩ, để ngành công nghiệp xương sống này phát triển vững mạnh, rất cần bàn tay của Nhà nước với vai trò như một “bà đỡ” để tạo thị trường trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và tạo công ăn việc làm ổn định cho ngành.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: ngành cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu