Thứ tư 13/11/2024 17:19

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ tạo niềm tin, động lực cho các đối tác

Thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, thời gian qua, PVN cùng với các cổ đông của PVTex đã nỗ lực tìm các giải pháp để khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo được niềm tin, động lực cho các đối tác hợp tác với PVTEX.  
Thứ trưởng Đặng Hoàng An (thứ hai bên phải) kiểm tra công tác vận hành nâng công suất sản xuất sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ

Ngày 5/11, tại Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã kiểm tra công tác vận hành nâng công suất sản xuất sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi (NMXS) Đình Vũ và có cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho dự án.

Từ ngày 20/4/2018, 3 dây chuyền kéo sợi DTY đã được đưa vào vận hành sản xuất thương mại trở lại. Sau 6 tháng, các dây chuyền vận hành ổn định, sản xuất được hơn 1.400 tấn sợi DTY thương phẩm, được thị trường tiêu thụ tốt đặc biệt là được các khách hàng lớn trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc..) chấp nhận. Từ kết quả của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như vậy đã dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh vượt so với kế hoạch đề ra.

Cụ thể, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc PVTEX Đào Văn Ngọc cho biết, trong 6 tháng qua, sự vận hành ổn định của 3 dây chuyền sản xuất sợi là minh chứng về chất lượng máy móc thiết bị, khả năng quản lý, vận hành của đội ngũ CBCNV PVTEX, đồng thời tạo niềm tin, động lực cho các đối tác hợp tác với PVTEX.

Tính đến hết tháng 10, PVTEX đã xuất bán cho các khách hàng trên 1.200 tấn sợi các loại. Chất lượng sản phẩm loại A đạt hơn 95,4%. Ký kết được hơn 60 hợp đồng bán hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước, trong đó đã xuất bán cho các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc. Lợi nhuận trước thuế sau khi khấu trừ chi phí biến đổi (chưa tính chi phí cố định)cao hơn nhiều so với kế hoạch đã đề ra.

Với những kết quả bước đầu đã đạt được, sau một quá trình tìm hiểu thận trọng và đàm phán kỹ lưỡng, PVTEX và Tập đoàn An Phát/Công ty An Sơn đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh toàn bộ các dây chuyền DTY vào ngày 24/7/2018. Kết quả ban đầu của sự hợp tác là ngày 1/11, PVTEX chính thức nâng công suất lên 6 dây chuyền. Kế hoạch cuối tháng 12/2018 sẽ tăng lên 10 dây chuyền và sang quý 1/2019 sẽ tiếp tục nâng công suất tối đa các dây chuyền DTY.

Bên cạnh đó PVTEX và đối tác đang tiếp tục đàm phán hợp đồng vận hành toàn bộ nhà máy với mục tiêu ký hợp đồng và0 đầu quý I năm 2019, ngay sau đó sẽ tiến hành công tác bảo dưỡng, tuyển dụng đào tạo (thời gian dự kiến khoảng 6 tháng), hướng tới đưa toàn bộ nhà máy vận hành trở lại vào quý III năm 2019.

Hiện nay, những khó khăn lớn nhất của PVTEX là vấn đề tài chính, việc tái cấu trúc lại khoản vay đầu tư phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh cần có sự đồng hành của các ngân hàng tài trợ. Chất lượng nguồn điện phục vụ sản xuất cho PVTEX thường xuyên bị dao động, tính riêng từ 24/4 trở lại đây đã ghi nhận 3 lần sụt điện áp, có lần sụt áp khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất sợi phải tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Phạm Ánh Dương đã khẳng định: Trước khi đi đến quyết định hợp tác khởi động lại NMXS Đình Vũ, An Phát đã có một quá trình tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng, kéo dài hơn 2 năm. An Phát nhận thấy để hợp tác thành công cần phải có giải pháp tổng thể. Từ đó, An Phát đã làm việc với hai đối tác quốc tế và nhận được sự đồng thuận của 2 đối tác này trong việc hợp tác vận hành lại NMXS Đình Vũ.

"Với khả năng tài chính mạnh của An Phát, cùng với năng lực kỹ thuật của đối tác Reliance, năng lực thương mại của đối tác Fortrec thì hoàn toàn có thể khẳng định việc hợp tác này sẽ thành công và sẽ đảm bảo cho ra các sản phẩm tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Hơn thế nữa An Phát xác định khởi động và sản xuất NMXS Đình Vũ là nhiệm vụ chiến lược, quan trọng đối với Tập đoàn An Phát. Đây là một trong 12 dự án được cả Bộ Chính trị, Chính phủ quan tâm nên An Phát cũng xác định đây không chỉ là vấn đề đầu tư kinh doanh đơn thuần mà còn là nhiệm vụ có tính chính trị, xã hội rất cao", Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Phạm Ánh Dương nhấn mạnh. Trên cơ sở đó APH đề nghị Bộ Công thương, PVN tạo điều kiện để các nội dung hợp tác giữa các Bên được triển khai đồng bộ.

Thực tế sau khi nghiên cứu kỹ các vấn đề tồn tại của NMXS Đình Vũ, An Phát đã đưa ra 16 đề xuất gửi lên Bộ Công Thương, PVN để hỗ trợ An Phát. Đặc biệt là các vấn đề về pháp lý, đây là điều khoản tiên quyết để đảm bảo cho việc hợp tác thành công.Đồng thời có điều kiện về Các Bên hỗ trợ lẫn nhau trong hợp tác kinh doanh,tham gia tiêu thụ các sản phẩm của nhau theo cơ chế thị trường giúp đỡ nhau cùng phát triển, trong đó có việc PVN sẽ hỗ trợ APH tham gia mua sản phẩm nhựa PP của BSR theo cơ chế thị trường, bình đẳng với các đối tác khác phục vụ cho APH sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thay vì phải nhập khẩu hoặc mua qua nhiều tầng trung gian (hiện tại APH là nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm bao bì nhựa lớn nhất Đông Nam Á).

Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt PVN, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã điểm lại một số mốc triển khai, tháo gỡ các vấn đề nội tại của Nhà máy như công nợ, vốn cho sản xuất, xử lý các thủ tục pháp lý đối với Tổng thầu EPC dự án. Đặc biệt là PVTEX đã kiểm soát được chất lượng sản phẩm đến khâu cuối cùng, tiếp tục nhận được chứng chỉ chất lượng quốc tế EOKO-TEX (CHLB Đức cấp lần thứ hai) tháng 8 vừa qua; quản trị tốt quá trình sản xuất, kinh doanh, nhân sự...

Đồng thời cũng yêu cầu PVTEX phối hợp chặt chẽ với APH triển khai kế hoạch hợp tác đã ký, cụ thể hóa việc khôi phục toàn bộ Nhà máy trong thời gian sớm nhất. Về phía PVN luôn thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của một cổ đông lớn theo quy định của Điều lệ công ty và Pháp luật, hỗ trợ tối và tạo điều kiện tốt nhất cho PVTEX. Về các cam kết với các đối tác, PVN sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ, triệt để phù hợp với quy định nhằm đạt được mục tiêu lớn là hồi sinh toàn bộ dự án như đã được Bộ chính trị, Chính phủ và Bộ Công thương phê duyệt.

Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của các bên liên quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã bày tỏ sự vui mừng khi các Bên hợp tác rất tốt và đem lại hiệu quả rõ rệt, công suất đã tăng lên gấp đôi, công tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức bài bản, kế hoạch cho thời gian tới rõ ràng. Những cam kết khi hợp tác đang được các bên triển khai nghiêm túc, trong đó khúc mắc về điều khoản tham gia mua sản phẩm hạt nhựa PP được làm rõ, đặc biệt là thiện chí, quyết tâm của các bên trong quá trình triển khai vận hành trở lại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh: Hai bên phải thể hiện quyết liệt đến cùng, dù có khó khăn nào cũng phải cùng nhau vượt qua để không ảnh hưởng đến phương án, kế hoạch mà các bên đã thống nhất.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng đánh giá cao khi PVTEX đưa vào sản xuất thêm 3 dây chuyền mới. Và điều quan trọng hơn, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An là "PVTEX đã biết chắt chiu từng đồng từ tiêu hao điện, nước, sợi, tiêu hao cọc lõi, phế liệu…để hiệu quả từng bước tốt hơn!

Theo Thứ trưởng đây là điểm quan trọng nhất, bởi thường có tư duy “làm lớn, kêu to”. “Lúc khó khăn mới hiểu được là phải chắt chiu, nếu không chính là sự lãng phí. Bởi vậy tôi khẳng định đó là chúng ta đang đi đúng hướng", Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng lưu ý PVTEX và đối tác An Phát cần lên kế hoạch chi tiết hơn cho giai đoạn sản xuất sắp tới khi nâng công suất lên toàn bộ phân xưởng sản xuất sợi. Việc An Phát chung vai gánh vác với PVTEX trong quá trình vận hành lại NMXS Đình Vũ là rất dũng cảm, thái độ và tinh thần rất đáng hoan nghênh. Cần nhận thức rõ các vấn đề rồi quyết tâm giải quyết thì công việc mới đi được.

Cả PVN và An Phát đều có sự quyết tâm và thiện chí nhưng phải khẳng định rằng dù khó khăn đến đâu cũng quyết tâm đi đến cùng. Đã xác định như vậy thì những việc vừa qua chỉ là việc nhất thời.

Lê Kim Liên
Bài viết cùng chủ đề: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?