Chủ nhật 22/12/2024 19:25

Nhà kinh tế học Glenn Maguire chia sẻ về hành vi trực tuyến giữa đại dịch Covid-19

Đại dịch toàn cầu đã buộc toàn thế giới phải điều chỉnh hành vi ở nhiều mức độ, và ở một số lĩnh vực thì sự thay đổi này diễn ra một cách sâu sắc hơn. Bằng chứng là trong năm qua, mọi người trở nên phụ thuộc vào công nghệ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. Đáng chú ý, thương mại điện tử trở thành một xu hướng bùng nổ, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn các kênh trực tuyến khi mua sắm quần áo, hàng tạp hóa và nhiều mặt hàng khác.

Sự thay đổi hành vi này dưới ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu được dự đoán là sẽ tiếp diễn trong thời gian dài sau này.

Đại dịch làm thay đổi hành vi tiêu dùng

Nhà kinh tế học của Visa, Glenn Maguire tin rằng để hiểu thêm về tác động của những thay đổi toàn cầu này đối với con người, chúng ta cần nhìn vào thế hệ Z, thế hệ được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ rất sớm. Qua đại dịch Covid-19, tất cả các thế hệ trước thế hệ Z cũng đều quen dần với sự tồn tại của công nghệ trong cuộc sống hằng ngày. Thêm vào đó, thế hệ Z lựa chọn các thương hiệu có mục tiêu hướng đến xã hội, và có giá trị phù hợp với lối sống của mình.

“Cách các nhà kinh tế học và người làm tiếp thị phân tích số liệu dân số rất thú vị, chúng ta thường chia dân số thành các nhóm thế hệ bởi vì mỗi thế hệ có những đặc điểm hành vi riêng biệt được tạo nên từ sự kết hợp giữa thời điểm và nơi họ sinh ra. Thế hệ trẻ ngày nay được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ rất sớm, và cuộc sống của họ cũng phản ánh điều đó. Họ dành khoảng 60% thời gian online. Thật ra, để chọn ra một đặc điểm nhận biết thế hệ Z thì đó sẽ là “luôn On(line)”. Họ tiếp nhận thông tin chủ yếu từ các mạng xã hội và ưa chuộng các thương hiệu phù hợp với sở thích của bản thân. Họ sẽ tìm tới những thương hiệu có mục tiêu hướng đến xã hội, có vai trò trong các hoạt động tích cực cho cộng đồng và có tầm ảnh hưởng lên những vấn đề họ quan tâm” - Glenn Maguire cho biết.

Điểm đặc biệt của thế hệ Z chính là thế hệ đầu tiên hoàn toàn gắn liền với kỹ thuật số. Khi chúng ta nhìn lại năm 2020, tất cả những thế hệ khác, hay đúng ra là tất cả mọi người trên thế giới, đều bắt buộc phải thay đổi và chuyển đổi số trong 1 năm. Có một câu hỏi khá thú vị là, liệu với việc được tiếp xúc và lớn lên cùng với những công nghệ kỹ thuật số trong 20 năm, nếu bạn mang tất cả trải nghiệm đó vào 1 năm thì sở thích và hành vi của bạn sẽ thay đổi thế nào?

Và đó là lý do tôi nghĩ thế hệ Z là ví dụ tốt nhất khi chúng ta nghiên cứu và xem xét công cuộc chuyển đổi số này có tác động thế nào tới hành vi của mọi người. Bởi lẽ các hoạt động online này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn lâu dài và mức độ thích ứng với việc online thường xuyên sẽ cho ta thấy sự khác biệt trong hành vi của các thế hệ.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam