Thứ sáu 22/11/2024 07:51

Nguồn nước thuỷ điện kém, EVN đề nghị Nhà máy nước Sông Đà sử dụng nước hiệu quả

Trước tình trạng nhà máy nước Sông Đà sử dụng chưa hiệu quả nguồn nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm việc với Công ty CP Đầu tư Nước sạch Sông Đà.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, mùa lũ năm 2022 trên lưu vực sông Đà đến sớm, tuy nhiên giai đoạn tháng 7-8 gần như không có lũ. Nước về chỉ bằng khoảng 50% so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Trong khi đó, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống thấp trong giai đoạn tháng 10-12/2022. Lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so với TBNN từ 5-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Hòa Bình. Số liệu cho thấy trong quý 3/2022, lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ bằng 57% so với trung bình nhiều năm.

Thực tế, để cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân cho gần 500.000 ha diện tích gieo cấy lúa các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, tổng lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện thường dao động khoảng 4,3-5,1 tỷ m3/năm. Sau khi xả nước phục vụ đổ ải, mực nước thượng lưu của hồ Hòa Bình giảm từ 5,1-10,9 m.

Bên cạnh việc sản xuất điện, cung cấp nước tưới tiêu, nguồn nước sông Đà còn dùng phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng hạ lưu, trong đó có thành phố Hà Nội.

Thuỷ điện Hoà Bình

Tại buổi làm việc mới đây với Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (quản lý Nhà máy nước sông Đà), ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng ban Kỹ thuật - Sản xuất EVN cho biết, việc thiếu hụt khoảng 5 tỷ m3 nước so với mức nước dâng bình thường sẽ gây không ít khó khăn đến việc chuẩn bị phương án cung cấp điện cho mùa khô năm 2023, đặc biệt là việc cung cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân 2022-2023.

Thời gian qua, lòng sông Đà bị hạ thấp đáng kể, cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng lấy nước của Nhà máy nước sông Đà. Trước đây, hồ thủy điện Hòa Bình chỉ cần chạy 3 tổ máy, nhưng hiện nay phải chạy 4-5 tổ máy mới đủ để nhà máy lấy nước.

Theo tính toán của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC), yêu cầu xả tối thiểu 750 m3/s liên tục 24/24h tất cả các ngày trong tuần của Nhà máy nước sông Đà không phù hợp với tình hình thủy văn hiện tại và không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện quốc gia. Theo yêu cầu này, hồ Hòa Bình phải xả khoảng 64,8 triệu m3/ngày, trong khi Nhà máy nước sông Đà chỉ lấy được khoảng 300 ngàn m3/ngày. Điều này gây lãng phí nguồn nước rất lớn, do nhà máy này chưa đầu tư được công nghệ, giải pháp lấy nước phù hợp để tận dụng nguồn nước khi xả từ hồ Hòa Bình.

Trong bối cảnh cuối năm 2022 và dự kiến năm 2023, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện vẫn tăng cao, tình hình thủy văn không thuận lợi, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng, EVN đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch sông Đà khắc phục ngay tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, tận dụng tối đa dòng chảy của sông Đà nhằm hài hòa giữa mục tiêu giữ nước cho sản xuất điện và đổ ải, vừa đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt của vùng hạ du. Đồng thời sớm có giải pháp lấy nước phù hợp, tập trung lấy nước vào các giờ ban ngày theo lịch huy động đáp ứng hệ thống điện của Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Hòa Bình, đồng thời tích đủ nước trong các ngày thứ 7, chủ nhật khi NMTĐ Hòa Bình giảm phát.

EVN cũng đề nghị công ty này đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trạm bơm dã chiến, trạm bơm khẩn cấp, để chủ động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào việc vận hành NMTĐ Hòa Bình.

Đến giữa tháng 9/2022, các hồ thủy điện trên sông Đà đang thiếu hụt khoảng 5 tỷ m3 nước so với mức nước dâng bình thường. Thực tế này đòi hỏi Nhà máy nước Sông Đà cần khắc phục ngay tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, tận dụng tối đa dòng chảy của sông Đà nhằm hài hòa giữa mục tiêu giữ nước cho sản xuất điện và đổ ải, vừa đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt của vùng hạ du.
PV
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025