Thứ sáu 22/11/2024 17:29

Người Việt dùng hàng Việt: Phát huy sức mạnh nội lực

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2014, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhấn mạnh: Để hàng Việt thật sự có “thế lực” trên thương trường, cộng đồng doanh nghiệp (DN) cần nỗ lực hơn trong công cuộc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần hơn là làm ra những hàng hóa mà DN có.
Co.op Mart - điểm sáng tiêu thụ hàng Việt Ảnh: Huỳnh Nam

Hàng Việt dần chiếm ưu thế

Kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) thực hiện trong năm 2014 cho thấy, sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ), có 92% người tiêu dùng được hỏi “rất quan tâm” và “quan tâm” đến CVĐ; 63% số người tiêu dùng tự xác định “khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tăng 4% so với năm 2010; 54% người tiêu dùng "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam", tăng 16% so với thời điểm năm 2010. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giày có 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có hơn 58% người tiêu dùng ưa chuộng...

Rõ ràng, CVĐ đã làm thay đổi nhận thức của người dân về hàng Việt, nhiều người đã bỏ thói quen dùng hàng ngoại nhập mà đã quan tâm nhiều đến hàng Việt và tư tưởng này ngày càng lan tỏa đến nhiều người, nhiều giới. CVĐ còn mang một ý nghĩa quan trọng vì đã góp phần làm tăng thêm mức thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Sức mạnh của tinh thần “yêu hàng Việt” không ngừng lan tỏa ở khắp mọi miền đất nước, trong đó có những nơi mà hàng ngoại không còn chỗ để chen chân. Cụ thể, 5 năm về trước, tại Coop Mart, lượng hàng Việt chiếm khoảng 50% thì hiện nay đã có 98% là hàng Việt. Ông Nguyễn Thành Nhân- Phó Tổng giám đốc Saigon Coop- cho biết, kinh doanh hàng Việt là tiêu chí, đồng thời là trách nhiệm của hệ thống Coop Mart. Để hàng Việt phủ kín trên các kệ hàng trong siêu thị, ngoài ưu tiên mua hàng sản xuất trong nước, Saigon Coop đã hợp tác với các DN sản xuất hàng hóa, trại chăn nuôi, lập thêm kênh phân phối, xây dựng thêm kho. Mục đích của việc liên kết này nhằm tạo nguồn hàng ổn định, hàng hóa có chất lượng và giá thành hạ hơn.

Nỗ lực đưa hàng Việt về nông thôn

Tại TP.Hồ Chí Minh, Công ty Vissan là đơn vị đi đầu trong cuộc vận động thông qua các chương trình hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, phiên chợ công nhân, hàng Việt về nông thôn… Ông Văn Đức Mười- Tổng giám đốc Công ty Vissan- nhìn nhận, CVĐ về tiêu dùng hàng Việt không chỉ làm thay đổi nhận thức mua sắm của người dân mà còn làm thay đổi tư duy sản xuất của cộng đồng DN. Từ cuộc vận động, DN hiểu rõ mình đang ở đâu, sản xuất gì và phục vụ cho ai, đây là chiến lược phát triển DN.

Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh:

Hàng Việt được tự hào một khi nó là “những sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo” trong mắt người tiêu dùng. Sự tự hào nơi hàng Việt có được chính là sứ mệnh thuộc về các DN.

Sứ mệnh của doanh nghiệp

Bước sang năm mới, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang trên mình một trọng trách mới, đó là cộng đồng DN và người tiêu dùng hướng đến “Tự hào hàng Việt Nam” với hình thức tổ chức chuyên nghiệp hơn. Và muốn hàng Việt được tự hào, mọi ngành, mọi nghề cần phải phát huy nội lực để nâng tầm giá trị hàng Việt.

Ông Lê Bá Định- Chuyên viên XNK Công ty CP Phân bón Bình Điền- cho biết, trên thị trường nhiều loại hàng Việt đã đẹp hơn, tốt hơn nhưng nhìn chung số sản phẩm chất lượng cao còn ít. Nhiều mặt hàng chất lượng, mẫu mã chưa được nâng lên nhưng giá cả lại cao hơn hàng ngoại nhập cùng loại. Chẳng hạn, phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc giá 7.200 đồng/kg, nhưng phân bón của nhà máy Phú Mỹ cùng loại giá đến 8.000 đồng/kg, như vậy thì hàng sản xuất trong nước khó mà cạnh tranh được.

Ông Nguyễn Đức Toàn- Giám đốc Công ty SX-TM Lực An- bày tỏ, nhiều DN nhỏ và vừa hiện nay đang cạn lực và cần “tiếp lửa” để vực dậy hoạt động sản xuất. Theo ông Toàn, điều mà nhiều DN hiện nay cần hỗ trợ là vốn, đầu ra cho sản phẩm và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bớt chi phí lưu kho, bến bãi. “Nguyên liệu nhập khẩu về thông quan chậm, hàng xuất đi cũng chậm làm cho giá thành hàng Việt đội cao thêm, dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt với hàng nước ngoài bị hạn chế đi”- ông Toàn chia sẻ.

Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt được kết quả, các cơ quan của Chính phủ, UBND các cấp, các DN đang nỗ lực thực hiện Đề án 634 mà Chính phủ đã phê duyệt, trong đó tập trung cho công tác xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ thương hiệu… Muốn nâng tầm giá trị của hàng Việt lên chỉ có cách phát huy hết nội lực của từng DN.

Thế Vĩnh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh