Chủ nhật 22/12/2024 18:57

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Hàng chục triệu người có thu nhập thấp vẫn gặp tầng tầng, lớp lớp khó khăn khi mua nhà ở xã hội dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ.

Nhu cầu nhà ở giá rẻ cho công nhân, người có thu nhập thấp, nhất là ở các thành phố lớn vẫn rất cấp bách.

Nhiều quyết sách phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho công nhân bài bản, mục tiêu rõ ràng đã được ban hành. Nhưng việc triển khai xây dựng nhà ở giá rẻ cho người lao động bình dân đến nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Vì sao nhu cầu có, chính sách có, vốn vay có… mà thị trường nhà ở xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn? Doanh nghiệp phát triển bất động sản vẫn dè dặt? Người lao động nghèo vẫn rụt rè khi tiếp cận các gói tín dụng mua nhà giá rẻ?

Hàng chục triệu người có thu nhập thấp vẫn gặp tầng tầng lớp lớp khó khăn khi mua nhà ở xã hội dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Ảnh minh họa

Đánh giá cao gói 120.000 tỷ đồng cho vay làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng nhiều người cho rằng lãi suất 8,2%/năm vẫn quá cao so với khả năng chi trả đang là rào cản với đa số người lao động có nhu cầu mua nhà.

Đặc biệt, thời hạn ưu đãi trong vay mua nhà chỉ kéo dài trong khoảng 5 năm và điều này có thể tạo ra rủi ro cho người vay nếu thời gian vay nợ kéo dài. Người vay có thể phải đối mặt với tăng lãi suất hoặc các điều kiện khác không thuận lợi hơn. Điều này có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho người vay và tạo ra rủi ro tài chính. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động thu nhập trung bình, thu nhập thấp e dè khi muốn vay mua nhà ở xã hội.

Thủ tục pháp lý vay mua nhà ở xã hội cũng không hề đơn giản. Để vay được tiền, người thuê, mua nhà phải có đủ các điều kiện chứng minh thu nhập ổn định, khá ngặt nghèo, phức tạp.

Không những thế, thị trường nhà ở xã hội thời gian qua cũng chưa thực sự minh bạch. Nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn để có một suất mua nhà ở xã hội nhưng lại không tiếp cận được và buộc chấp nhận mua “chênh” tới vài trăm triệu đồng.

Trong khi đó, doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng chẳng mặn mà với nhà ở xã hội bởi thủ tục pháp lý phức tạp và chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn.

Theo giới chuyên gia, để chính sách nhà ở xã hội đi vào cuộc sống, các ngân hàng nên đánh giá lại để có lãi suất phù hợp với người thu nhập thấp, tính toán kéo dài thời hạn ưu đãi để hạn chế rủi ro cho người vay vốn. Lãi suất ưu đãi khoảng 4,8-5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm được coi là giải pháp tối ưu giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận vốn và mua nhà. Thủ tục xét duyệt vay mua cũng tính toán điều chỉnh theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn.

Nhà nước cũng cần đầu tư dạy nghề và tạo thêm nhiều việc làm. Việc tạo ra thu nhập ổn định giúp người thu nhập thấp có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính để mua hoặc thuê nhà ở xã hội.

An sinh xã hội là mục tiêu, chính sách rất nhân văn của Đảng và Chính phủ, có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng cũng rất cần tư duy sâu sát của các cấp, các ngành, thấu hiểu những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để nhanh chóng triển khai đạt hiệu quả.

Đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn mới đây đã có buổi làm việc với hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Trong chương trình làm việc ở cả hai địa phương, Bộ trưởng đều đi khảo sát thực tế 2 dự án nhà ở xã hội, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân và khẳng định sẽ báo cáo Chính phủ, cùng các địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho công nhân.

Thực tế, nếu không đẩy nhanh các thủ tục pháp lý, gỡ vướng mắc hành chính, không đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 120.000 tỷ đồng thì mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030 là khó khả thi.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: nhà chung cư

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu