Thứ bảy 26/04/2025 22:24

Người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu trong trường hợp nào?

Trường hợp xuất cảnh trái phép, bị tòa án tuyên bố là mất tích là một trong các đối tượng bị tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng lương hưu.

Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp xuất cảnh trái phép, bị tòa án tuyên bố là mất tích và hưởng lương hưu của người lao động là không đúng quy định.

Cụ thể, đối với đối tượng xuất cảnh trái phép, để được phép xuất cảnh, công dân Việt Nam cần có đủ các điều kiện căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau: Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, người có hành vi tự ý xuất cảnh ra nước ngoài sẽ bị xem là xuất cảnh trái phép. Đồng thời, với hành vi này, người lao động không chỉ bị dừng chi trả lương hưu hàng tháng mà còn có thể bị phạt hành chính từ 3 - 5 triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP); có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự lên đến 3 năm tù về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh (Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015).

Với trường hợp bị tòa án tuyên bố là mất tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi có đủ các điều kiện sau: Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết. Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Theo đó, sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tạm dừng việc chi trả lương hưu hàng tháng cho người đó.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), người lao động muốn hưởng lương hưu hằng tháng phải đủ tuổi nghỉ hưu, đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tạm dừng việc chi trả lương hưu, đồng thời sẽ ra thông báo báo bằng văn bản và nêu rõ lý do ngay sau khi có căn cứ cho rằng việc hưởng lương hưu của người lao động là không đúng quy định.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Minh bạch quảng cáo: Cần luật hóa trách nhiệm người nổi tiếng

Xếp hàng tìm về mùa xuân lịch sử qua từng trang giai phẩm Báo Nhân Dân

Chiến thắng 30/4: Ngọn lửa bất diệt trong lòng thế hệ trẻ

Diễn biến mới nhất vụ lật xe khách ở Tam Đảo

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Chiến thắng lịch sử 30/4: Chuyện kể từ đất nước ‘cực quang’

Ngành xăng dầu: Bản anh hùng ca thầm lặng trong những bước ngoặt lịch sử

TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 60 ngày 'vắng bóng'

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Thống nhất non sông

Thông tin về chế độ thanh niên xung phong giai đoạn 1965-1975

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hướng về đại lễ 30/4: Bản lĩnh Việt Nam qua lời các tướng lĩnh trong ‘Chân trần, Chí thép'

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Chùm ảnh: Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30/4

Thời tiết hôm nay 26/4: Hà Nội mưa đá, gió giật mạnh

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá

Sư đoàn 316 khởi động phong trào sáng tạo và tôn vinh điển hình tiên tiến