Chủ nhật 17/11/2024 11:20

Nghị quyết 10 - NQ/TW: "Mở lối" cho kinh tế tư nhân phát triển

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 10 – NQ/TW cho thấy Nghị quyết này đã dần đi vào cuộc sống. 
Nghị quyết 10 - NQ/TW: "Mở lối" cho kinh tế tư nhân phát triển

Nhằm đánh giá việc thực hiện và cùng chỉ ra những rào cản, khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân…. Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn “Thực hiện Nghị quyết 10 – NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân”.

Doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%

Ngày 3/6/2017, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW với những định hướng rất rõ ràng về phát triển kinh tế tư nhân. Đây được xem là một sự khẳng định của Đảng và Nhà nước về vai trò của khu vực này đối với nền kinh tế.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đánh giá: Sau một năm thực hiện, Nghị quyết đã được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, xuyên suốt từ các Ban ngành trung ương đến địa phương... đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Sự ra đời của Nghị quyết 10-NQ/TW đã trở thành một động lực vô cùng quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự phấn khởi cho cộng đồng DN và toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Hoàng Quang Phòng cũng chỉ ra những tồn tại. Cụ thể, nếu xét về số lượng thì khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm ưu thế so với khu vực khác, song, rõ ràng hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện đáng kể.

Dẫn số liệu nghiên cứu khảo sát của VCCI, ông Hoàng Quang Phòng cho hay, gần 70% DN vẫn kinh doanh không có lãi và mặc dù khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp gần 50% GDP, nhưng riêng khu vực kinh tế cá thể đã đóng góp tới trên 33% GDP. Trong số các DN tư nhân đang hoạt động thì DN lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, DN vừa chiếm 2%, còn lại 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ.

Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam đang thiếu trầm trọng các DN cỡ vừa để trở thành các kênh kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu và trực tiếp tham gia vào thị trường quốc tế. Nguyên nhân bởi quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường, sức cạnh tranh không cao… đang là thực trạng phổ biến của các DN tư nhân nước ta.

Kinh tế tư nhân phải là động lực tăng trưởng chính

Ông Hoàng Quang Phòng nhận định, mặc dù thể chế và môi trường kinh doanh đã được cải thiện, nhưng xét về tổng thể, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn khó khăn. Chi phí phi hành chính hiện tăng gấp đôi so với thực tế, thủ tục hành chính được cải thiện nhưng vẫn nặng nề. Chi phí kinh doanh tại Việt Nam đang tăng nhanh, cao hơn mức tăng năng suất lao động kéo theo chi phí phụ trợ khác là gánh nặng cho các DN. Mặt khác, liên kết DN Việt Nam và DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là "ốc đảo, chưa thể hoà hợp".

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Con đường để đảm bảo “doanh nghiệp tư nhân không cô đơn” cần có vai trò dẫn dắt thị trường của Nhà nước để tạo lập môi trường bình đẳng, xã hội hóa dịch vụ công và giảm chi phí kinh doanh.

Thời gian qua, việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Nhiều quy định pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm, môi trường đầu tư kinh doanh còn có hạn chế, tiềm ẩn rủi ro và thiếu tính minh bạch. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp,...

Ông Đinh Tuấn Minh – Giám đốc Nghiên cứu Công ty Nghiên cứu thị trường VietAnalytics – nhận định: Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã được gỡ bỏ nhiều rào cản để phát triển trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Một nghiên cứu gần đây về các rào cản đối với khu vực kinh tế tư nhân của trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục gặp nhiều rào cản gia nhập ngành, khó tiếp cận ngân hàng và gặp nhiều khó khăn liên quan đến các thủ tục thuế và hải quan. Theo đó, có tới 34,1% DN khu vực tư nhân phản ánh phải bỏ ra trên 20% thời gian trong một tháng để giải quyết các thủ tục thuế và hải quan, trong khi con số này ở khu vực DN nhà nước chỉ là 14,7%.... Ngoài ra, khu vực kinh tế này cũng gặp những khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực, chi phí logistics lớn… Đây là những thách thức cần phải giải quyết để giúp DN tư nhân Việt Nam cạnh tranh được với DN thế giới.

“Ngôi sao hi vọng của kinh tế Việt Nam là khu vực tư nhân”, để đẩy mạnh khu vực kinh tế này phát triển, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, không chỉ cải cách thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, nhà nước cần đưa ra chính sách công nghiệp thúc đẩy khu vực tư nhân vươn lên. Nâng cao năng lực quản trị cho các DN. Đồng thời, cần có các chương trình vay vốn hiệu quả cho DN nhỏ và vừa, đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay… Các bộ ngành và địa phương cũng cần tiếp tục rà soát và gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh không còn phù hợp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: môi trường kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Ông Nguyễn Quang Đức được điều động làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 35