Thứ bảy 23/11/2024 07:07

Nghệ An: Khó tuyển lao động phổ thông

Thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp (DN) tại Nghệ An đồng loạt đăng tuyển lao động dẫu vậy vẫn rất khó mời gọi.  

Tuyển không ra lao động

Dù đã rao tuyển lao động (LĐ) từ trước tết, nhưng đến nay, do nhu cầu mở rộng thêm dây chuyền sản xuất, Công ty Cổ phần may Minh Anh – Kim Liên muốn tuyển thêm hàng trăm lao động nhưng thực tế cũng khó tuyển dụng.

Sau Tết, số công nhân trở lại Công ty CP May Minh Anh đạt 98%

Mặc dù công ty có chế độ đãi ngộ hấp dẫn như tuyển lao động phổ thông không cần tay nghề cao, người được ký hợp đồng với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, Công ty đảm bảo mức thu nhập hàng tháng cho công nhân từ 6 -7 triệu đồng; các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đầy đủ.

Đặc biệt Công ty còn đề ra quy định, ai giới thiệu được người thân quen, họ hàng vào làm việc sẽ được công ty thưởng. “thế nhưng nhu cầu 2.55 - 3000 công nhân rao từ trước tết đến giờ vẫnchưa đủ, còn lại không biết tìm đâu ra người” - ông Đặng Việt Dũng - Trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần may Minh Anh - Kim Liên cho biết.

Hơn 3 tháng nay, công ty TNHH Hồng Minh (ở Quán Bàu, TP.Vinh) liên tục đăng tin tuyển dụng lao động thông qua Web của công ty, phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi… song vẫn không tuyển đủ lao động, nhất là lĩnh vực yêu cầu lao động có tay nghề như sửa chữa ô tô. Cùng chung tình cảnh, liên tiếp nhiều năm qua, công ty CP Trung Đô luôn trong tình trạng “khát” lao động.

Dệt may là ngành chiếm số lượng lao động cao

Đầu năm, không chỉ các doanh nghiệp, các xưởng sản xuất, các công ty tư nhân, nhà hàng, khách sạn… cũng đang xoay xở để tuyển nhân viên. Song việc tuyển dụng gặp không ít khó khăn do giữa người lao động và nhà tuyển dụng chưa có tiếng nói chung trong vấn đề chế độ tiền lương; yêu cầu công việc, vị trí việc làm…

Theo Sở LĐ-TB &XH tỉnh Nghệ An, dù tỷ lệ lao động đi làm trở lại sau tết đã đạt 92% nhưng DN vẫn tìm tới các kênh hỗ trợ tuyển dụng. Còn nhận định về phía nhiều nhà tuyển dụng, NLĐ vài năm gần đây có xu hướng chọn đi xuất khẩu lao động sau Tết bởi họ đã đủ điều kiện sau 1 năm làm việc. Với chi phí đi xuất khẩu lao động ngày một giảm, NLĐ sẽ có nhiều lựa chọn để ra nước ngoài làm việc, nơi có mức thu nhập khá hơn.

Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng khẳng định nếu làm ở công ty trong nước, nhiều công nhân cũng có thu nhập tương xứng, tương đương với mức thu nhập ở một số thị trường gần Việt Nam.

Hạn chế lao động “nhảy” việc

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có trên 12.000 doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, hàng năm, số doanh nghiệp thành lập mới và đi vào hoạt động không ngừng gia tăng, do đó nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao, sự cạnh tranh trong tuyển dụng ngày càng khốc liệt.

Lao động đến giao dịch tại trung tâm việc làm tỉnh Nghệ An

Theo số liệu từ Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An, quý 1 năm 2020, thông qua kênh kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động của trung tâm thì có đến hàng trăm đơn vị đăng ký tuyển dụng lao động với khoảng 40.000 vị trí việc làm, trong đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh khoảng 4.000 – 5.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động lớn như: Công ty TNHH Nam Đàn Vạn An, Công ty 422, Công ty 479…

Ông Trần Quốc Tuấn, Phó GĐ TT Dịch vụ việc làm Nghệ An cho biết, đã có nhiều giải pháp khác nhau được đưa ra như, tổ chức các hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm; tuyển dụng qua Web của trung tâm, cử cán bộ trung tâm cùng đơn vị tuyển dụng đến tận các địa phương để tuyển lao động, song trung tâm cũng chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của các doanh nghiệp. Hy vọng rằng, khi chính sách tiền lương thay đổi (mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định chỉ làm mức sàn còn tiền lương của người lao động do tổ chức công đoàn thương lượng với doanh nghiệp), các doanh nghiệp có nhiều chính sách đãi ngộ để giữ chân lao động, đồng thời thu hút lao động Nghệ An đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoại tỉnh quay về làm việc cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Theo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, hiện tỉnh chỉ đáp ứng được phân nửa số LĐ mà các DN cần. Để giải quyết việc thiếu hụt nguồn LĐ như hiện nay, Bộ LĐ -TB&XH cần tăng cường mở rộng các lớp đào tạo nghề cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra thành phố cần mở thêm các lớp đào tạo ngắn hạn để người LĐ có nghề nghiệp trước khi bước vào làm việc ở các DN. Còn việc thiếu hụt nguồn LĐ, các DN cần cân nhắc mức lương, thưởng sao cho phù hợp với từng LĐ cụ thể. Có làm được như vậy, DN mới giữ chân được LĐ.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình