Thứ sáu 27/12/2024 22:33

Nghệ An kêu gọi đầu tư 120 dự án giai đoạn 2021-2025

Theo số liệu từ UBND tỉnh Nghệ An, đến ngày 30/11, địa phương đã cấp mới cho 106 dự án và điều chỉnh 118 lượt dự án đầu tư với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 28.072,80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Nghệ An sẽ nỗ lực thu hút từ 100 - 120 dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025.

Cấp mới cho 106 dự án đầu tư

Theo cục thống kê tỉnh Nghệ An, tháng 11/2021 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 11 ước tính đạt 680,4 tỷ đồng, giảm 3,58% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện đạt 6.084,2 tỷ đồng, giảm 13,90% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư giảm do kế hoạch đầu tư công năm nay giảm 5,84% so với kế hoạch năm 2020, tiến độ giải ngân vốn ODA vẫn còn rất chậm, chưa đạt được 50% kế hoạch đặt ra.

Với nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư, Nghệ An cũng đã kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiều chính sách, đổi mới phương thức tiếp cận, chỉ đạo quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Đến nay Nghệ An đã trở thành trung tâm của khu vực về chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng,...

Thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến, tính đến ngày 30/11 tỉnh này đã cấp mới 106 dự án; điều chỉnh 118 lượt dự án; tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 28.072 tỷ đồng, tăng 41,3% về số lượng dự án và gấp 2,9 lần số vốn đầu tư đăng ký so cùng kỳ năm 2020. Thành lập mới 2.323 doanh nghiệp, tăng 6,7% cùng kỳ; có 799 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 183 doanh nghiệp so với cùng kỳ 2020. Có nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn và mới đã đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Nghệ An như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang, Tập đoàn APEC, Tập đoàn Huali, Tập đoàn Mobifone, Tập đoàn Zuru, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn AEON Mall...

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An - Hoàng Vĩnh Trường, nhờ thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư cũng đã được đổi mới theo hướng linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Để có những bước đột phá lớn thì Nghệ An cần khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế, kế hoạch mở cửa bám sát tình hình mới. Kịp thời điều chỉnh những quy định chồng chéo, chưa phù hợp để chỉ đạo hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, giúp các nhà đầu tư có được một "môi trường" an toàn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt, giải quyết đề xuất của các doanh nghiệp.

Mục tiêu thu hút 120 dự án giai đoạn 2021-2025

Trong 5 năm tới (giai đoạn 2021-2025 ), UBND tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 75.000 – 90.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài dự kiến 2,26 tỷ USD. Thu ngân sách trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20-25% tổng thu ngân sách trên địa bàn và giải quyết khoảng 80.000 – 100.000 lao động…

Khu kinh tế Nghệ An dự kiến 'hút' khoảng 90.000 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngày 25/11tỉnh Nghệ An có quyết định số 4514 về việc phê duyệt Đề án Phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Theo đó, dựa trên cơ sở quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam lên 80.000ha và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An.

Dự kiến, vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 19.912 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước khoảng 1.050 tỷ đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển khoảng 17.838 tỷ đồng và nguồn khác khoảng 1.024 tỷ đồng.

Về những nội dung điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung khu kinh tế Đông Nam, ông Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, điều chỉnh quy hoạch lần này là điều chỉnh trong ranh giới khu công nghiệp được lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Gồm: Khu khu CN VSIP, khu kinh tế Đông Nam hiện hữu, bỏ bớt một số diện tích không giải phóng mặt bằng được, một số phân khu chức năng. Mục tiêu điều chỉnh là phù hợp với thu hút đầu tư hiện nay. Qua đợt điều chỉnh này, tăng diện tích thêm 671 ha cho đất công nghiệp. Tương lai tỉnh sẽ điều chỉnh mở rộng ranh giới khu công nghiệp và đổi tên khu công nghiệp thành Khu công nghiệp Nghệ An.

Trong những năm tới, Nghệ An sẽ phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành 3 khu vực chính với trung tâm của khu kinh tế là địa bàn các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò; phía nam là Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An thuộc địa bàn TP. Vinh và huyện Hưng Nguyên; phía Bắc là khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi thuộc địa bàn thị xã Hoàng Mai…

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, trước mắt ưu tiên phát triển Khu bến cảng Cửa Lò: Bố trí quy hoạch KCN, kho tàng bến bãi, dịch vụ logistics, cảng cạn ICD, ga hàng hóa kết nối đường sắt Bắc Nam dọc tuyến đường D4 (QL 7C); quy hoạch tuyến đường kết nối từ đường N5 gắn với KCN Nam Cấm, đường bộ ven biển, khu bến Phía Nam Cửa Lò với khu bến cảng Bắc Cửa Lò; cập nhật Quy hoạch phát triển các công trình hạ tầng quốc gia, như: cảng biển, đường bộ, đường sắt…

Tỉnh Nghệ An tiếp tục xác định các nhà đầu tư lớn như VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt… là đối tác quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp – đô thị phân bổ địa bàn theo 3 khu vực chính của khu kinh tế; chú trọng thu hút thêm các nhà đầu tư khác phát triển kết cấu hạ tầng ngoài khu kinh tế, nhất là các khu công nghiệp Nghĩa Đàn, Trì Lễ, Sông Dinh, Tân Kỳ, Phủ Quỳ gắn liền với phát triển miền Tây Nghệ An.

Đồng thời, ưu tiên, khuyến kích thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trong đó xác định ưu tiên xúc tiến, thu hút từ các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… với các nghành nghề như công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024