Thứ năm 14/11/2024 12:17

Nghệ An: Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Chiếc “phao” chỉ dành cho doanh nghiệp “khỏe”

Gói hỗ trợ lãi suất 2% được ví như chiếc “phao” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện tiếp cận chính sách lại quá ngặt nghèo.

Để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với quy mô 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ giải ngân tại Nghệ Anrất thấp, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ này, dù cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh không nhỏ.

Doanh nghiệp không đủ “khoẻ”

Đối tượng được hỗ trợ lãi suất 2% là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính, dịch vụ thông tin, xây dựng… Tuy nhiên, thực tế tại Nghệ An có rất ít khách hàng được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất này.

Tại Nghệ An, đến cuối tháng 10/2022, triển khai Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất là gần 809 tỷ đồng tại 6 chi nhánh ngân hàng thương mại

Cụ thể, tại Nghệ An, đến cuối tháng 10/2022, triển khai Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất là gần 809 tỷ đồng tại 6 chi nhánh ngân hàng thương mại.

Ông Nguyễn Xuân Đạt - Giám đốc Công ty CP Vận tải và thương mại Vạn Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Nghệ An cho biết: “Doanh nghiệp đã từng kỳ vọng gói cho vay lãi suất ưu đãi 2% của Chính phủ. Thế nhưng, từ tháng 5/2022 đến nay, nguồn thông tin về gói hỗ trợ lãi suất này vẫn ngoài tầm tay. Doanh nghiệp mang hồ sơ đi hỏi thì phía ngân hàng trả lời rất khó khăn vì có nhiều chính sách thắt chặt, không thể tiếp cận...”.

Doanh nghiệp của ông Nguyễn Xuân Đạt là một trong những đối tượng được giải quyết gói vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Hiện nay, đơn vị này cũng đang rất “khát vốn” để duy trì hoạt động của hàng trăm đầu xe vận tải.

Ông Đạt cho rằng, dù doanh nghiệp rất cần vốn nhưng không còn mặn mà với gói hỗ trợ lãi suất 2% do quá nhiều thủ tục: “Bản thân doanh nghiệp tôi cũng biết về gói hỗ trợ này từ rất lâu nhưng khi tôi hỏi các ngân hàng hiện tại đang có dư nợ thì khó tiếp cận. Sau khi tìm hiểu kỹ, và nhận được câu trả lời từ phía ngân hàng thì doanh nghiệp xác định tinh thần là thôi, không quan tâm đến gói này nữa vì chắc chắn không thể tiếp cận được gói lãi suất này”.

Tương tự, Phó Giám đốc Công ty CP Trung Đô - ông Đoàn Quang Lê cho biết, việc triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất có nhiều mâu thuẫn. Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 hướng tới đối tượng doanh nghiệp khó khăn, báo cáo tài chính phải đi xuống... Nhưng thực tế nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn thì ngân hàng lại không mặn mà cho vay bởi nguy cơ nợ xấu.

“Đối tượng thụ hưởng khó đáp ứng được yêu cầu về thủ tục hành chính. Thời gian hỗ trợ ngắn không giải quyết được bài toán khó khăn của doanh nghiệp, dàn trải nguồn lực tài chính hỗ trợ. Còn với khách hàng là hộ kinh doanh lại không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất... Nhìn chung, chính sách chưa phát huy được hiệu quả do thiếu tính đồng bộ, chưa sát thực tế” - ông Đoàn Quang Lê cho hay.

Theo phản ảnh từ các lãnh đạo ngân hàng thương mại, một số chi nhánh ngân hàng đã chủ động liên hệ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, song bản thân khách hàng, nhất là các doanh nghiệp lại có tâm lý e ngại trong trường hợp sơ suất khi tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước cũng như phải tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Giám đốc Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nghệ An cho rằng, chương trình hỗ trợ lãi suất được lấy kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước nên chi nhánh, khách hàng cũng thận trọng trong quá trình thực hiện. Nhiều khách hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, tài liệu để nhận hỗ trợ lãi suất.

Bên cạnh đó, nhiều tiêu chí vẫn chưa rõ ràng. Ông Nguyễn Chiến Thắng cho hay, theo quy định, gói hỗ trợ chỉ hướng đến các đối tượng có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, cái khó là các cơ quan bộ, ngành vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Cũng theo ông Thắng, đánh giá về khả năng phục hồi và khả năng trả nợ là khó khăn lớn đối với ngân hàng. Mỗi ngân hàng có sự khác biệt trong việc đánh giá khả năng phục hồi và khả năng trả nợ của khách hàng. Rất nhiều khách hàng vay vốn nhiều nơi, ngân hàng này hiểu khoản vay được hỗ trợ nhưng ngân hàng khác lại không.

Điều kiện tiếp cận chính sách quá ngặt nghèo

Lý giải về số tiền hỗ trợ lãi suất còn quá thấp, đại diện Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nghệ An cho biết, hầu hết doanh nghiệp đều ký hợp đồng vay vốn từ đầu năm, muốn vay gói mới phải chờ thanh lý hợp đồng vào cuối năm. Do nhiều hợp đồng ký kết trước ngày 1/1 năm nay nên không thuộc thời gian được hỗ trợ chính sách này.

Một số công ty may mặc ở Nghệ An thực hiện vay vốn chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh

Ngoài ra, khách hàng là hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nên số lượng khách hàng thực tế đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất rất hạn chế.

Nêu nguyên nhân khác, ông Võ Huy Hạ - Giám đốc Vietinbank chi nhánh Cửa Lò cho biết, có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ nhưng lại từ chối nhận. Bởi họ e ngại sau này sẽ kiểm toán, thanh tra.

Mặt khác, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An cho biết, nhiều khách hàng mong được ngân hàng cho vay tín chấp, chứ không muốn được hỗ trợ lãi suất. Bởi chịu tác động của đại dịch suốt 2 năm qua, khách vay, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn nhiều khó khăn, cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng gần như là không có.

Còn về phần đơn vị cho vay triển khai, các ngân hàng thương mại đều băn khoăn trong việc xác định đối tượng thuộc diện hỗ trợ chương trình này. Đại diện Vietinbank cho hay, Nghị định 31 quy định ngân hàng thương mại phải tự đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng.

Theo đại diện các ngân hàng thương mại tại Nghệ An, để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2%, trước hết, Chính phủ và các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất, cụ thể là đối với khách hàng là hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, lãnh đạo các ngân hàng thương mại cũng đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan quản lý nhà nước thống nhất hướng dẫn các nội dung trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31, đặc biệt là các nội dung về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với khách hàng khi giải ngân sử dụng bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.

Đối với các trường hợp khách hàng đã giải ngân và ký hợp đồng tín dụng từ 01/01/2022 đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và khi thống nhất về đối tượng và điều kiện áp dụng đã quá kỳ hạn trả lãi, đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành xem xét cho phép các tổ chức tín dụng thống kê và hạch toán bổ sung hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng này.

Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan truyền thông tích cực vào cuộc, thông tin đầy đủ, rõ ràng chính sách và chủ trương của Chính phủ về chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, tránh hiện tượng phản ánh không đúng khi thực tế khách hàng không đúng đối tượng, đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An: Một số doanh nghiệp kêu khó tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nhưng muốn nhận hỗ trợ phải chứng minh được chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi; doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề phải tách bạch được ngành trong danh mục hỗ trợ. Đối với hộ kinh doanh, muốn được hỗ trợ lãi suất phải có đăng ký kinh doanh và có kinh doanh thực, nhưng thực tế nhiều hộ có đăng ký nhưng không phát sinh thuế...
Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?