Thứ hai 25/11/2024 03:53

Nghệ An: Doanh nghiệp đảm bảo lương, thưởng Tết cho người lao động

Dù năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Nghệ An bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp vẫn nỗ lực đảm bảo lương, thưởng Tết cho người lao động có thêm điều kiện vui Tết...

Nhiều cách tri ân người lao động

Công ty May An Hưng, huyện Yên Thành (Nghệ An), sau dịch hiện có hơn 1.700 công nhân đang làm việc. Tết Nguyên đán năm nay, ngoài mức thưởng Tết là lương tháng thứ 13 còn có nhiều hoạt động được tổ chức để tri ân người lao động như Tết sum vầy, giao lưu văn nghệ, thể thao….

Theo ông Đặng Việt Dũng - Giám đốc nhân sự Nhà máy may An Hưng, xã Công Thành thuộc Công ty CP Tập đoàn An Hưng - cho biết, việc Ban giám đốc sớm thông báo thưởng Tết khiến tập thể lao động rất vui, tạo thêm động lực làm việc trong những ngày cuối năm. Thưởng Tết là cách giữ chân, tri ân người lao động đã gắn bó với công ty suốt thời gian qua.

Nhiều doanh nghiệp tại Nghệ An vẫn đảm bảo lương và thưởng Tết cho người lao động dịp Tết năm nay

Tại Công ty CP may Minh Anh Kim Liên (TP. Vinh), mặc dù công ty chưa có quyết định cụ thể về mức thưởng Tết nhưng người lao động rất lạc quan rằng mức thưởng năm nay sẽ bằng hoặc cao hơn năm trước.

Như bao người lao động, chị Nguyễn Thị Hằng - công nhân dây chuyền may bày tỏ, thưởng Tết không chỉ là nguồn động viên, mà còn là động lực để người lao động tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Công ty thông báo mức thưởng Tết sớm sẽ khiến người lao động an tâm làm việc, chủ động lên các kế hoạch đón Tết cùng gia đình. Nên người lao động nào cũng hy vọng sẽ sớm nhận được sự động viên, khích lệ của doanh nghiệp trong năm đầy biến cố của đại dịch. Chị Hằng tự tin “ngay trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh, công ty vẫn trả lương cho người lao động đầy đủ với nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Sự quan tâm của doanh nghiệp khiến công nhân chúng tôi rất cảm kích, nên cũng mong được gắn bó lâu dài…”.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm này, đa số doanh nghiệp đã lên kế hoạch chi trả lương, thưởng và phép năm cho công nhân. Thời gian chi trả chủ yếu vào tháng 1/2022. Cùng với thưởng Tết, nhiều doanh nghiệp còn tặng quà cho công nhân về quê đón Tết.

Công ty TNHH Kido Vinh (Đô Lương) bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, với mong muốn hỗ trợ tối đa cho người lao động, chăm lo Tết để giữ chân lao động sau đại dịch, công ty đã nỗ lực đem đến cho người lao động một cái Tết ấm no nhất có thể.

Chị Ngọc Anh - phụ trách nhân sự công ty chia sẻ: Đại dịch Covid-19 khiến doanh thu của công ty thấp hơn cùng kỳ các năm trước, nhưng công đoàn và Ban giám đốc đã bàn bạc nhiều biện pháp để đảm bảo 100% người lao động đều được hưởng lương tháng 13 và các chế độ phúc lợi khác không để thấp hơn so với các năm trước. Dù chưa chốt số liệu cụ thể nhưng công ty đang xây dựng kế hoạch tăng lương và thưởng thêm tiền chuyên cần, hỗ trợ cho lao động thâm niên trên 10 năm.

"Chương trình Tết Sum vầy năm nay vẫn giữ những nội dung mang tính nhân văn cao như bốc thăm may mắn và tặng 25 sổ tiết kiệm cho lao động có hoàn cảnh khó khăn, dù ngân sách cho hạng mục này chiếm đến hàng trăm triệu đồng…", chị Ngọc Anh cho biết thêm.

Thấu hiểu và sẻ chia

Những năm trước, vào đầu tháng 12, các báo cáo về thưởng Tết đã được doanh nghiệp gửi về cơ quan chức năng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hay công đoàn các ngành… Nhưng năm nay, việc làm này chậm hơn, đến gần trung tuần tháng 1/2022 các doanh nghiệp mới có báo cáo đầy đủ về hoạt động chăm lo cho người lao động cũng như tình hình lương, thưởng Tết.

Nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, chưa bao giờ việc cân đối nguồn tài chính để thưởng Tết lại khó như năm nay bởi dịch bệnh đã làm hao hụt dòng tiền, sản xuất bị chững lại, tình trạng thiếu hụt nhân công liên tục diễn ra.

Năm 2021, Công đoàn Nghệ An đã chi hơn 6,6 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong ảnh, ông Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh tặng quà cho người lao động gặp khó khăn

Theo thống kê sơ bộ của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ tháng 4 đến tháng 10/2021, làn sóng dịch chuyển lao động từ các vùng có dịch Covid-19 về địa bàn Nghệ An rất lớn, có 99.957 người từ vùng có dịch về địa phương, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 75.858 người, chiếm 75,89% trên tổng số công dân trở về quê. Để chia sẻ khó khăn với người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cấp công đoàn tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân bình an” nhằm tạo không khí vui tươi, đầm ấm, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây có thể là tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với người lao động và là sự san sẻ nỗi lo, gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo LĐLĐ tỉnh Nghệ An, các hoạt động chăm lo, thăm hỏi sẽ tập trung ở cấp cơ sở và cấp trên cơ sở. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh, các hoạt động sẽ được linh hoạt tổ chức với quy mô và hình thức phù hợp, bảo đảm tốt công tác chăm lo, thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà... người lao động. Theo đó, đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận một phần quà tối thiểu trị giá 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh sẽ chủ động tham gia cùng các cơ quan chức năng nắm tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, thưởng trong dịp Tết; kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là ở doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, các công đoàn cơ sở sẽ tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng những nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trong dịp Tết.

Ông Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An - cho hay, thời điểm này, những nội dung chính được các cấp công đoàn trong tỉnh ưu tiên triển khai như chủ động phối hợp, tham gia với các ngành chức năng nắm bắt tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp, đơn vị việc thực hiện các quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết nhằm kịp thời phát hiện, có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đồng thời, các cấp công đoàn chuyên trách cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình, kế hoạch để triển khai một cách khẩn trương trên tinh thần khách quan, trung thực, hoạt động này thể hiện sự đồng hành, chia sẻ của tổ chức công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trong mọi hoàn cảnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ