Thứ bảy 23/11/2024 03:24

Nghệ An: Chính quyền và nhà nông cùng lên mạng bán hàng

Chỉ sau một buổi livestream trên mạng xã hội, 72 tấn cam bóc của nông dân Phủ Quỳ, Quỳ Hợp (Nghệ An) đã được tiêu thụ. Qua đó có thể thấy, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực thương mại điện tử, người nông dân sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí vươn ra thế giới...

Cùng nông dân giải bài toán đầu ra

Cam bóc Phủ Quỳ, Quy Hợp (Nghệ An) đang rộ mùa, bà con loay hoay tìm kênh tiêu thụ, hơn 2.000 tấn cam bóc đang có nguy cơ không tiêu thụ được phải đổ bỏ vì khó khăn về đầu ra. Theo bà con nông dân huyện Phủ Quỳ, năm nay thời tiết thuận lợi, cam đến vụ thu hoạch đều đã chín rộ, ngon, hương vị đậm đà nhưng rất ít thương lái thu mua mặc dù mức giá tại vườn rất thấp, đặt người nông dân trồng cam bóc Phủ Quỳ vào viễn cảnh nhìn hàng tấn cam chờ rụng xuống vườn. Địa phương này đã phải vào cuộc để cùng hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ.

UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo thành lập Ban vận động chương trình hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ cam, quýt cho bà con nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ cho nông dân

Để hỗ trợ bà con tiêu thụ, giải cứu cam bóc Phủ Quỳ, UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo thành lập Ban vận động chương trình hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ cam, quýt cho bà con nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ cho nông dân. Ban tổ chức đã lên kế hoạch chi tiết triển khai chương trình, toàn bộ thông tin về chương trình, giá cả, hình thức triển khai, đặt mua hàng được cập nhật tại trang www.cambocphuquy.vn, fanpage Cam bóc Phủ Quỳ, Cam Vinh Kỳ Yến.

Chương trình diễn ra từ ngày 22/3 cho đến khi kết thúc niên vụ năm 2021. Mức thu mua giá 6.000 đồng/kg cho cam không phun hóa chất từ một năm trở lên và mức 5.000 đồng/kg cho cam có sử dụng hạn chế và đúng đủ thời gian cách ly. Cam sẽ được đóng gói vào thùng carton khối lượng 10kg/thùng do phía Ban tổ chức thực hiện để đảm bảo tính thẩm mỹ, giao hàng và phân phối trên cả nước.

"Bán hàng qua livestream" là một trong những kênh hiệu quả mà chương trình mang lại, không chỉ đơn thuần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, mà còn giúp người làm nông trở thành người nông dân thời @ thực thụ. Bà Nguyễn Ngọc Huyền, Giám đốc Mia Fruit - thành viên Ban vận động Hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá cam, quýt do UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thành lập - cho biết, buổi livestream tại vườn hôm 8/4 vừa qua, chỉ trong vòng một buổi sáng đã bán được 72 tấn cam. Trong đó, phần livestream tham quan vườn cam của một Tiktoker nổi tiếng đã thu hút được hơn 3,3 triệu lượt xem, 10.000 lượt tương tác, hơn 3.000 lượt bình luận.

Theo bà Huyền, người tiêu dùng từ trước tới giờ chưa có thói quen mua sắm các mặt hàng tươi sống trên sàn thương mại điện tử. Hơn nữa, nông sản là loại hàng hóa có thời gian thu hoạch và thời gian sử dụng rất ngắn. Chính vì vậy, việc đưa lên ứng dụng thương mại điện tử để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, tối ưu được chi phí của người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời, tạo được niềm tin cho người sử dụng. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng thì hàng hóa phải có chất lượng, thương hiệu, giá thành bán ra đáp ứng được đối tượng khách hàng của sàn.

"Không chỉ giúp tiêu thụ lượng nông sản còn tồn ứ tại Phủ Quỳ, mà với giải pháp này, nông sản ở Nghệ An nói chung sẽ giải quyết bài toán mang tính thời điểm như trong mùa dịch hay "được mùa mất giá" mà còn hướng tới phát triển bền vững", bà Huyền nói.

Trở thành người nông dân chuyên nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Lê Na, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Trang trại nông sản Phủ Quỳ, khi triển khai chương trình hỗ trợ bà con nông dân ai nấy đều phấn khởi và mong được hỗ trợ cũng như mong muốn hợp tác bền vững. Qua chương trình này, bà con nông dân được cập nhật và nâng cao kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các kỹ năng về thương mại điện tử, thương mại bền vững. Cũng từ đó, tập quán canh tác theo nhu cầu của khách hàng được hình thành, đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường.

Nông dân tuyển lựa cam để đóng thùng

Tham gia chương trình, bà con nông dân được hướng dẫn quét mã QR code để nhập dữ liệu thông tin sản lượng để Ban vận động nhanh chóng nắm được sản lượng cần tiêu thụ ngay tức thì. Giá thu mua của nông dân cũng được tăng lên mức 5.000 - 6.000 đồng/kg nhưng nông dân chỉ lựa chọn cam loại 1 đạt chuẩn để giao. Cam loại, doanh nghiệp cùng phối hợp để đưa vào chế biến và tìm hướng tiêu thụ khác cho nông dân.

Trước khi có chiến dịch, giá cam tại vườn bán với mức giá 3.000 - 4.000/kg. Do các chương trình giải cứu không đúng cách, càng đẩy mức giá tại vườn xuống còn 2.000, thậm chí là 1.500 đồng/kg. Chương trình đang mua cho nông dân với giá 5.000-6.000 đồng/kg và bán ra cam loại 1 giá 150.000-170.000 đồng/thùng 10kg. Các chi phí để đưa đến tay người tiêu dùng cũng được minh bạch rõ ràng, đảm bảo các bên tham gia hỗ trợ không phải bỏ tiền túi để đồng hành được lâu dài hơn. Với mục tiêu chung là cả nông dân và Ban vận động đều nỗ lực để bảo vệ uy tín, thương hiệu cam bóc Phủ Quỳ. Về lâu dài chương trình còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cho bà con nông dân, các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các địa phương về việc sản xuất sạch, kinh doanh theo quy trình, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo ông Quán Vi Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, chương trình đã thổi “làn gió mới" về cách kinh doanh nông sản cho địa phương, nhất là trong bối cảnh Nghệ An còn khoảng hơn 10.000 tấn cam bóc Phủ Quỳ, một nửa là của huyện Quỳ Hợp. Tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử sẽ được đặc biệt chú trọng theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho nông dân cũng như doanh nghiệp thuận lợi bán hàng.

Ông Nguyễn Văn Long - chuyên viên Phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Công Thương Nghệ An - cho biết, việc huấn luyện cho bà con, các hợp tác xã ở các địa phương làm quen với phương thức thương mại điện tử ban đầu không hề dễ dàng bởi những người bán hàng nông sản chưa quen với mô hình sàn thương mại điện tử, nguyên do xuất phát từ thương mại điện tử chưa phổ cập tới đại đa số nông dân. Tuy nhiên, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực thương mại điện tử, khi ứng dụng thành công mô hình nông sản bền vững, họ sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí ra thế giới với giá thuận lợi nhất.

Cam bóc Phủ Quỳ (còn gọi là quýt Phủ Quỳ) là giống cam được trồng nhiều tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An do đặc tính giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương nên quy trình canh tác rất dễ dàng, không phải đầu tư chi phí cho phân bón, bảo vệ thực vật quá nhiều mà vẫn cho năng suất, chất lượng cao. Cam có đặc tính dễ bóc, mọng nước, vị ngọt thơm, dùng vắt nước không cần thêm đường.
Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’