Ngày này năm xưa 9/8: Hướng dẫn ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu
* Sự kiện trong nước
- Ngày 09/08/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 75/2004/QĐ-BCN về việc thành lập Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Thành lập Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp (sau đây gọi là Trường) trên cơ sở Trường Đào tạo nghề Cơ điện - Hoá chất trực thuộc Bộ Công nghiệp. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ trung học kỹ thuật công nghiệp; công nhân kỹ thuật cơ khí, điện tử và tự động hoá, điện công nghiệp và dân dụng, công nghệ thông tin thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ phục vụ yêu cầu quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngày 09/08/2004, Chính phủban hành Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Ngày 09/08/2005, Bộ Thương mại ban hành Thông tư liên tịch số 15/2005/TTLT/BTM/BCN hướng dẫn thực hiện ký quỹ/ bảo lãnh thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu.
Ngày này năm xưa, Bộ Thương mại ban hành Thông tư liên tịch số 15/2005/TTLT/BTM/BCN hướng dẫn thực hiện ký quỹ/ bảo lãnh thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu |
- Ngày 09/08/2012, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT chỉ thị về việc triển khai thực hiện Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
- Ngày 09/08/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4601/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn kiểm tra tình hình hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX).
- Ngày 9/8/1949, sau nhiều lần thua trận, quân Pháp buộc phải rút khỏi thị xã Bắc Kạn. Đây là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng, sau đó là các huyện khác trong tỉnh.
- Ngày 9/8/1964, mở đầu Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên trong cả nước. Sau khi Mỹ cho máy bay và tàu chiến đánh phá miền Bắc (ngày 5/8/1964), ngày 9/8/1964, 26 vạn thanh niên thủ đô Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng, lên án hành động của Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc.
Tại hội trường Bộ Công nghiệp nặng đã chứng kiến thời khắc lịch sử khi Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội kêu gọi đoàn viên và thanh niên hăng hái đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập, thực hiện “Ba sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu - Sẵn sàng nhập ngũ - Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần. Phong trào “Ba sẵn sàng” có sức lay động, lan tỏa, cuốn hút đông đảo đoàn viên và thanh niên khắp mọi miền đất nước. Ở đâu có đoàn viên, thanh niên thì ở đó có tinh thần “Ba sẵn sàng”.
- Ngày 9/8/1978, ngày thành lập Lữ đoàn Pháo phản lực 204 (Binh chủng Pháo binh). Lữ đoàn Pháo phản lực 204 là đơn vị pháo phản lực dự bị chiến lược của Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chính trị trung tâm thường xuyên là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác.
Trải qua 44 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các cán bộ, chiến sĩ lữ đoàn đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng của Đảng, của dân tộc và truyền thống vẻ vang của Binh chủng Pháo binh anh hùng, xây đắp nên truyền thống “Trưởng thành nhanh, xây dựng mạnh, tiến bộ toàn diện, từng bước vững chắc”. Truyền thống đó khẳng định bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tận trung với nước, với Đảng, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân; thể hiện ý chí vững vàng trước mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Truyền thống đó mãi mãi là giá trị tinh thần, là tình cảm và nguồn lực sức mạnh to lớn để mỗi cán bộ, chiến sĩ lữ đoàn trân trọng, giữ gìn, phát huy, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Với những thành tích đó, lữ đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 7 huân chương các loại, 3 cờ thưởng của Chính phủ, 29 cờ thưởng của Bộ Quốc phòng, 32 cờ thưởng của Bộ tư lệnh Binh chủng Pháo binh và 26 bằng khen các loại.
*Sự kiện quốc tế
- Ngày 9/8/1965, Singapore tuyên bố độc lập, tách khỏi Malaysia. Quốc đảo này có diện tích 639,1km2, dân số gần 3 triệu. Singapo có nền kinh tế phát triển và là một trong nǎm con rồng châu Á. Đặc biệt ở Singapo vấn đề sinh hoạt môi trường được Nhà nước và nhân dân tôn trọng thực hiện. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính. Có gần 80% là người Hoa, ngoài ra còn có người Mã Lai, Ấn Độ.
- Ngày 9/8/1975, là ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga và cũng là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại của mọi thời đại Dmitry Dmitriyevich Shostakovich. Nhà soạn nhạc Liên Xô Đmitơri Sôxtacôvich-một nhạc sĩ tài danh của thế kỷ XX. Sôxtacôvich sinh ở Sanh - Pêtécbua nǎm 1906, là con trai của một kỹ sư và mẹ là nhạc sĩ dương cầm.
Ông nổi tiếng trong kỳ thi quốc tế âm nhạc Sô Panh ở Vácsava vào nǎm 1927. Sau đó ông dạy nhạc ở Lêningrat và Mátxcơva. Nhạc khúc giao hưởng đầu tiên của ông là Symphonie Doctoboe đã làm ông nổi tiếng như sóng cồn. Ông còn soạn nhiều nhạc kịch.
*Sự kiện về Bác Hồ:
- Ngày 9/8/1941, trong xã luận đăng trên Báo Việt Nam Độc lập, lãnh tụ Hồ Chí Minh phân tích: “Tây có hai cách làm cho ta ngu hèn, một là cách bưng mắt..., hai là cách lừa gạt” và vạch rõ: “Tây cốt làm cho ta ngu hèn, Báo Việt Nam Độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”.
- Ngày 9/8/1946, trong thời gian lưu lại nước Pháp hỗ trợ cuộc đấu tranh ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bảo tàng Guimet, nơi lưu giữ bộ sưu tập nổi tiếng về văn hóa phương Đông ở Paris; thăm Tổng thư ký Đảng Bình dân và tiếp phóng viên tờ Liberation (Giải phóng).
- Ngày 9/8/1949, quân Pháp rút khỏi Bắc Kạn. Nhân thời điểm thị xã đầu tiên được giải phóng, Bác gửi thư cho nhân dân tỉnh Bắc Kạn biểu dương và nhắc nhở: “Càng thất bại thì giặc Pháp càng liều mạng, càng dã man. Ta càng gần thắng lợi to thì càng phải đề phòng gặp khó khăn nhiều. Vì vậy chúng ta tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch, chớ sơ suất kiêu ngạo”.
- Ngày 9/8/1958, phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà, Bác khẳng định nhiệm vụ miền Nam là lâu dài, gian khổ, nói như vậy không phải là tiêu cực mà có ý nghĩa tích cực, phải chờ thời cơ.
- Ngày 9/8/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới nhà bác học Bertrand Russel cám ơn bức điện của nhà triết học Anh lên án những hành động mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam của Mỹ, đồng thời khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng Hiệp định Geneva nhưng cũng sẵn sàng tiến hành cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc.