Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Ngày này năm xưa 7/6, Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; ban hành Quy chế làm việc của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Ngày này năm xưa 4/6: Thành lập Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Ngày này năm xưa 5/6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Ngày này năm xưa 6/6: Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 7/6.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 7/6/1957, Viện nghiên cứu Đông y (nay là Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) thuộc Bộ Y tế được thành lập. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một địa chỉ tin cậy, uy tín trong khám, điều trị bệnh, là đầu mối trong hợp tác quốc tế về y học cổ truyền với các nước trong khu vực và trên thế giới, là cánh chim đầu đàn của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Ngày 7/6/1970, Việt Nam và Somalia lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.

Từ ngày 7 đến 10/6/1971, Quốc hội khoá IV họp kỳ thứ nhất đã nghe báo cáo về tình hình và kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khoá IV, về công tác đấu tranh ngoại giao, về tình hình đấu tranh quân sự. Quốc hội tiến hành bầu các vị lãnh đạo Nhà nước và các vị phụ trách các cơ quan cao cấp khác.

Ngày 7/6/1978, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.

Ngày 7/6/1979, Thành lập Lữ đoàn tên lửa bờ 679, Vùng 1 Hải quân. Đây là đơn vị tên lửa đất đối hải, Vùng 1 Hải quân - là 1 trong 5 lực lượng nòng cốt của Hải quân nhân dân Việt Nam. Mệnh danh là “quả đấm thép”, lữ đoàn có nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc.

Ngày 7/6/1986, tại Hà Nội đã khai mạc triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất. Có 1427 công trình và sản phẩm được trưng bày, trong đó có 972 sản phẩm thuộc chương trình trọng điểm Nhà nước, 375 sản phẩm thuộc các bộ, ngành và 90 tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất ở các địa phương.

Ngày 7/6/1994, Việt Nam và Slovenia lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.

Ngày 7/6/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.

Ngày 7/6/2002, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quy định số 23/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Phú Thọ Hoà thành Công ty cổ phần Cơ khí Điện tử Phú Thọ Hoà.

Ngày 7/6/2002, Bộ Công nghiệp ban hành Quy định số 24/2002/QĐ-BCN về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy.

Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Bộ Thương mại ban hành quy chế quản lý nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, pha chế xăng dầu

Ngày 7/6/2004, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số 0715/2004/QĐ-BTM về quy chế quản lý nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, pha chế xăng dầu.

Ngày 7/6/2006, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0983/2006/QĐ-BTM về việc Quy chế làm việc của Bộ Thương mại.

Ngày 7/6/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Ngày 7/6/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Ngày 7/6/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Ngày 7/6/2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngày 7/6/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về phê duyệt Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 7/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc tế La Lay.

Ngày 7/6/2019, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.

Ngày 7/6/2019, Chính phủ ban hành Quyết định số 703/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp".

Ngày 7/6/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 887/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Ngày 7/6/2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Sự kiện quốc tế

Ngày 7/6/1929, Hiệp ước Lateran (ký ngày 11/2/1929) được Quốc hội Italy phê chuẩn và chính thức có hiệu lực. Hiệp ước công nhận Thành Vatican là một quốc gia có chủ quyền.

Ngày 7/6/1982, Dinh thự Graceland của cố vua nhạc Rock&Roll Elvis Presley ở Memphis, bang Tennessee, bắt đầu mở cửa đón du khách. Elvis Presley đã có 20 năm gắn bó với Graceland và qua đời tại đây ngày 16/8/1977. Nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở Mỹ.

Ngày 7/6/2006, Abu Musab al-Zarqawi, thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Iraq, bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ tại khu vực phía bắc Baghdad. Đây được coi là một chiến tích của chính quyền Baghdad và quân đội Mỹ trong nỗ lực chống khủng bố tại Iraq.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 7/6/1931, sau khi bị bắt, Nguyễn Ái Quốc bị tạm giam tại Sở Cảnh sát Hồng Kông và luật sư người Anh Henri Loseby đã đến gặp thân chủ của mình. Hồi ức của Loseby kể lại khi sang thăm Việt Nam (1960) viết: “Một hôm, có một người Việt Nam đến gặp tôi và báo cho tôi biết nhà cầm quyền Hương Cảng (tức Hồng Kông) mới bắt được một người Việt Nam và yêu cầu tôi bào chữa giúp cho người Việt Nam này. Được tin này, tôi đến nhà lao và gặp Tống Văn Sơ tức Hồ Chủ tịch lúc đó. Tống Văn Sơ kể cho tôi nghe ông bị Pháp ở Đông Dương kết án tử hình và có nhận mặt được một số sĩ quan Pháp ở Hương Cảng. Lúc đó tôi mới biết bọn Pháp ở Đông Dương đã nhờ nhà cầm quyền Hương Cảng bắt Tống Văn Sơ... Sau đó, tôi đến gặp Hội đồng luật sư để xem cần phải làm gì và về chuẩn bị giấy tờ để đến gặp chánh án...”.

Ngày 7/6/1946, “Nhật ký hành trình” chép về chuyến đi thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Từ Habagna bay đến Le Caire (thủ đô Ai Cập) 1.386 cây số. Khi qua Jerusalem, máy bay có bay một vòng tròn kinh thành để mọi người được xem lăng chúa Jesus... Lúc đến Le Caire có đại biểu sứ thần Pháp ra đón... Nghỉ lại đây 3 hôm”.

Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình luật sư Loseby (người đã giúp bào chữa cho Bác trong vụ án Hồng Kông, 1931-1933), tại nhà sàn khu Phủ Chủ tịch, tháng 2/1960

Cùng ngày, ở trong nước, Báo Cứu quốc đăng bài “Đặt kế hoạch tác chiến” (ký tên Q.Th.) của Bác giới thiệu binh pháp Tôn Tử nhưng được đúc kết cụ thể hơn: “Biết người, biết mình rồi lại phải so sánh mình với địch xem ai hơn, ai kém để định kế hoạch tác chiến... Chiến tranh ngày nay, đánh ở mặt sau, đánh về kinh tế, về chính trị, về tinh thần cũng không kém phần quan trọng như đánh ngoài mặt trận. Phải biết phối hợp mọi phương pháp ấy mới có thể đi tới thắng lợi hoàn toàn...”.

Ngày 7/6/1948, phản ứng trước việc thực dân Pháp dựng lên “chính phủ bù nhìn toàn quốc” tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Ngày nay thực dân Pháp đã đưa ra một chính phủ bù nhìn toàn quốc, để mưu bán Tổ quốc Việt Nam cho chúng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ theo pháp luật nước nhà trừng trị bọn phản quốc ấy”.

Ngày 7/6/1968, Bác mời một số cán bộ đến bàn về loại sách “Người tốt, việc tốt”. Bác nói: “Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có thể thấy được. Còn những việc nhỏ, bình thường thôi, nhưng ích nước lợi dân, thì hay bị xem thường... Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc!... Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa... Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được... Coi chừng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình”.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.

Tin cùng chuyên mục

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động