Thứ ba 05/11/2024 16:25

Ngày này năm xưa 7/4: Thành lập Tổ chức Y tế thế giới

Ngày này năm xưa 7/4 với các sự kiện gồm thành lập Tổ chức Y tế thế giới; giải thể Tổng công ty Sành sứ Thủy tinh công nghiệp,...

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 7/4 trong nước và quốc tế; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 7/4/1803, ngày mất của danh sĩ Ngô Thì Nhậm. Ông sinh nǎm 1746 tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở triều vua Lê - chúa Trịnh. Ông từng dâng nhiều kế sách trị nước nhưng không được dùng do thời Lê - Trịnh đã đến lúc suy mạt. Năm 1788, Nguyễn Huệ (tức hoàng đế Quang Trung sau này) ra Bắc lần thứ 2 và ban hành "Chiếu cầu hiền", ông hưởng ứng và được trọng dụng. Khi quân Mãn Thanh mượn cớ khôi phục nhà Lê đem quân xâm lược nước ta, ông đã thực thi diệu kế rút về giữ phòng tuyến Tam Điệp, bảo toàn lực lượng để chờ hoàng đế Quang Trung đem quân ra Bắc phản công, góp phần quan trọng trong đại thắng mùa Xuân nǎm Kỷ Dậu 1789 của nhà Tây Sơn.

Tổng Bí thư Lê Duẩn với các đại biểu Thanh niên Quân đội tham dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội (ngày 20-2-1980). Ảnh: Văn Bảo - TTXVN

Ngày 7/4/1907, ngày sinh Tổng bí thư Lê Duẩn. Đồng chí Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận sinh ra trong một gia đình lao động có truyền thống yêu nước tại làng Bích La Đông, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đồng chí Lê Duẩn tham gia phong trào yêu nước từ năm 1925 và đến năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Duẩn diễn ra liên tục trên phạm vi cả nước với nhiều trọng trách được Đảng và nhân dân tin cậy, giao phó như: Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ (năm 1931); Bí thư Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (năm 1937); Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (năm 1939); Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1946-1951, 1954-1957), Bí thư Trung Cục miền Nam (1951-1954), Bí thư thứ nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960-1986). Với 79 tuổi đời và gần 60 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, đồng chí Lê Duẩn là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngày 7/4/1971, trước áp lực của quần chúng và do chịu thêm nhiều thất bại quân sự, Tổng thống Hoa Kỳ R.Nixon tuyên bố sẽ rút một đợt 10.000 binh lính Mỹ khỏi Việt Nam. Ngay sau đó, cuộc biểu tình quần chúng Mỹ đã nổ ra ở thủ đô Washington với quy mô chưa từng có đòi chấm dứt ngay chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và trên bán đảo Đông Dương.

Chuyển Điện lực Hải Phòng trực thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty Điện lực Hải Phòng thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (ảnh minh họa)

Ngày 7/4/1997, Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định số 510/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Phân viện Mỏ và Luyện kim thành Phân viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim.

Ngày 7/4/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 511/1997/QĐ-BCN về việc chuyển Trung tâm Nghiên cứu, thực nghiệp sản xuất Mỏ và Luyện kim về trực thuộc Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim.

Ngày 7/4/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 16/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Điện lực Hải Phòng trực thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty Điện lực Hải Phòng thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Ngày 7/4/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 18/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Văn phòng Đại diện Công ty Diesel Sông Công thành Chi nhánh Công ty Diesel Sông Công TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 7/4/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 17/1999/QĐ-BCN về việc tổ chức lại Trung tâm Năng lượng thành Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 47/2003/QĐ-BCN về quy chế quản lý sử dụng xe ô tô của cơ quan Bộ Công nghiệp.

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 44/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập Trung tâm Đá quý và Hàng trang sức Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu kiểm định Đá quý và Vàng, Công ty Đá quý và Vàng Nghệ An, Công ty Khảo sát thăm dò mỏ vào Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội (Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam).

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 42/2003/QĐ-BCN về việc giải thể Tổng công ty Sành sứ Thủy tinh công nghiệp.

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 45/2003/QĐ-BCN về việc Về việc sáp nhập Công ty Đá quý và Vàng Việt Bắc vào Công ty Sắt Cao Bằng, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 43/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Đất hiếm vào Công ty Phát triển Khoáng sản III, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 07/04/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 46/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Đá quý và Vàng TP. Hồ Chí Minh, Công ty Đá quý và Vàng Tây Nguyên vào Công ty Đá quý và Vàng Lâm Đồng, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 07/04/2006, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 05/2006/QĐ-BCN về việc công bố danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.

Ngày 07/04/2004, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 23/2004/QĐ-BCN về việc sửa đổi Khoản 3, Điều 1, Quyết định 213/2003/QĐ-BCN ngày 11/13/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển Chi nhánh Công ty Bông Việt Nam tại Buôn Ma Thuột thành Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên.

Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 7/4/1948: Thành lập Tổ chức Y tế thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, đóng vai trò điều hòa các hoạt động y tế và chăm lo sức khỏe cho con người trên phạm vi toàn thế giới; hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc và các chính phủ nhằm tìm cách nâng cao sự hiểu biết trong lĩnh vực y tế, giúp đỡ kỹ thuật cho các nước trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Biểu tượng Tổ chức Y tế thế giới

Ngày 7/4/2001: Mỹ phóng tàu vũ trụ Odyssey thăm dò Sao Hỏa.

* Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 7/4/1921, trên tờ La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản), Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản ở các “cường quốc thực dân” chưa quan tâm nghiên cứu đến vấn đề cách mạng ở các thuộc địa một cách nghiêm túc. Về Đông Dương, bài báo viết: “Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa”.

Bác Hồ nói chuyện với nông dân và xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn - Vĩnh Phúc ngày 30-3-1958. Ảnh: Tư liệu

Ngày 7/4/1947, Bác Hồ viết thư gửi ông Hoàng Hữu Nam (tức Phan Bùi là Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến) nhắc nhở phải thúc đẩy việc di chuyển các bộ rời khỏi các khu vực nguy hiểm. Bác căn dặn: Phải động viên các vị bộ trưởng hiểu, chịu khó mấy hôm mà an toàn hơn là cầu yên và nước đến chân mới nhảy và dặn họ giải thích với gia quyến họ... Phải cử người thạo việc đi theo để lúc gặp việc khó khăn biết cách giải quyết và biết nâng đỡ tinh thần của đàn bà, trẻ con. Phải làm cho mọi người ý thức rằng, cuộc kháng chiến là gian khổ và trường kỳ.

Ngày 7/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Với sắc lệnh này, các đội du kích tập trung được phát triển thành các trung đội, đại đội bộ đội địa phương huyện và các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Bộ đội địa phương là những đơn vị Vệ quốc đoàn do Đảng bộ địa phương lãnh đạo, có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương, phát triển chiến tranh du kích, chống địch càn quét, dìu dắt dân quân, du kích xã, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực và phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực, bổ sung cho bộ đội chủ lực.

Ngày 7/4/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về tình hình chiến sự trên cả nước và một số vấn đề về ngoại giao. Bác lưu ý, việc tăng cường công tác vận động ngoại giao nhân dân, cần tuyên truyền về Tòa án xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam do Huân tước và triết gia nổi tiếng người Anh Bectơran Rytxen (Bertrand Roussell - năm đó đã 94 tuổi), một người có cảm tình đặc biệt đối với nhân dân ta, đề xướng để tranh thủ dư luận quốc tế.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: biểu giá bán lẻ điện

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp