Ngày này năm xưa 6/5: Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 6/5.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 6/5/1916, Vua Duy Tân của nhà Nguyễn bị bắt giữ do tham gia khởi nghĩa chống Pháp, sau đó ông bị đưa đi đày tại đảo La Réunion (Pháp). Được đưa lên ngôi vì "nhỏ tuổi, dễ bề sai khiến" nhưng vua Duy Tân đã thể hiện ý chí chống Pháp khiến thực dân Pháp phải bất ngờ.
Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh ngày 26/8 năm Canh Tý (1900), là con của vua Thành Thái với bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Ông cùng vua cha Thành Thái và vua Hàm Nghi là ba vị vua yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, có nhiều nỗ lực trong việc tìm cách khôi phục nền độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Ngày 6/5/1911, ngày mất nhà báo Hồng Chương. Ông tên thật là Trần Chương, sinh vào tại Quảng Trị và mất tại Hà Nội ngày 18/3/1989. Ông tham gia phong trào Mặt trận dân chủ từ nǎm 1937, đã từng bị đế quốc Pháp bắt, kết án tù 2 lần và đày đi Buôn Ma Thuột.
Sau Cách mạng tháng Tám, đến khi qua đời, lần lượt làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc Trung Bộ, Đội trưởng Đội biệt động đường số 9 (Quảng Trị), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ngoài viết báo ông còn làm thơ, viết tiểu thuyết và có nhiều tập phê bình, tiểu luận về vǎn học, nghệ thuật.
Ngày 6/5/1912, ngày sinh nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng, quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) sinh. Trước nǎm 1945 ông đã tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ vǎn hoá cứu quốc, ông từng viết nhiều truyện dã sử và kịch lịch sử ở tuần báo "Tri Tân".
Trong kháng chiến chống Pháp, ông là một trong những người đứng ra lập Hội Vǎn nghệ Việt Nam góp phần xây dựng nền Vǎn nghệ kháng chiến từ buổi đầu. Ông cũng là người sáng lập đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng - Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi đầu tiên dưới chế độ mới.
Những sáng tác nổi tiếng của ông là "Đêm hội Long Trì", "Vũ Như Tô", "Cột đồng mã viên", "những người ở lại", "Ký sự Cao Lang", "Truyện anh Lục", "Bốn nǎm sau", "Sống mãi với thủ đô"... Trong đó có nhiều tác phẩm được dựng thành phim, thành kịch để đến với đông đảo khán giả.
Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được Bộ Công Thương phê duyệt |
Ngày 6/5/1996, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 38/TM-XNK sửa đổi quy chế xuất nhập khẩu ủy thác giữa các pháp nhân trong nước (Ban hành theo quyết định của Bộ Thương mại số 1172/TM-XNK ngày 22/9/1994).
Ngày 6/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 581/QĐ-TTg Quyết phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020.
Ngày 6/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngày 6/5/2010, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010.
Ngày 6/5/2010, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 982/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 63/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính.
Ngày 6/5/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2836/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngày 6/5/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 646/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Ngày 6/5/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4352/QĐ-BCT về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ.
Ngày 6/5/2014, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT về việc tăng cường công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn trong khai thác than.
Sự kiện quốc tế
Ngày 6/5/1937, khinh khí cầu khổng lồ Hindenburg của Đức bất ngờ bốc cháy, rồi phát nổ trên bầu trời Mỹ, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của một phương tiện đường không từng thịnh hành trên thế giới vào đầu thế kỷ XX.
Ngày 6/5/1840, con tem bưu chính đầu tiên ra đời tại Anh. Người phát minh ra tem thư là Rowland Hill, người Anh. Do có trị giá là một penny nên giới sưu tầm tem thư gọi con tem đầu tiên là con tem Penny Đen (Penny Black). Tem này có in chân dung Nữ hoàng Anh Victoria.
Ngày 6/5/1942, tại Tôkyô Chính phủ Pháp và Nhật ký kết hiệp ước về quan hệ kinh tế giữa Nhật và Đông Dương. Các vǎn bản được ký kết bao gồm:
"Hiệp ước về cư trú và hàng hải", vǎn bản này thoả thuận cho người Pháp, Nhật và người bản xứ được mua động sản, bất động sản, thuê nhà, kinh doanh, lập hội, học hành... và một số quyền "đồng đẳng với người bản quốc" như thông hành, cư trú, pháp luật, tố tụng... Vǎn bản cũng thoả thuận cho tàu biển của Pháp và Nhật được tự do vào các hải cảng của Nhật và Đông Dương.
"Hiệp ước về quan thuế và thương mại". Vǎn bản này thoả thuận hàng hoá của Đông Dương xuất sang Nhật và ngược lại đều được hưởng một chế độ thuế quan nhẹ. Hiệp ước còn quy định các thể thức thanh toán giữa hai nước.
Hai bản hiệp ước trên thực tế đã mở cửa cho Nhật xâm nhập kinh tế vào Đông Dương một cách mạnh mẽ. Như vậy, Nhật ngày càng trở thành bạn hàng chủ yếu, có lúc gần như duy nhất của hoạt động ngoại thương Đông Dương trong đó có Việt Nam.
Ngày 6/5/1994, Con đường hầm xuyên qua đáy biển Mǎngsơ (Manche) nối liền Anh và Pháp được Nữ hoàng Anh Elizabét II và Tổng thống Pháp Mittơrǎng cắt bǎng khánh thành. Con đường dài 150 km, trong đó có 114 km ngầm dưới đáy biển. Ba con đường ngầm được đào dưới độ sâu 45 m. Có hai đường chính và một con đường cứu nạn ở giữa.
Đường được thiết kế cho loại tàu điện rộng 4 mét chạy qua. Một đầu của đường ngầm là ga Cokeile của nước Pháp đầu kia là ga Sieborg của nước Anh. Đây là một công trình đường ngầm vĩ đại có một không hai trên thế giới, nó có ý nghĩa trọng đại trong quá trình phát triển hệ thống giao thông toàn châu Âu.
Ngày 6/5/2010, NASA thử thành công hệ thống phóng khẩn cấp tàu vũ trụ Orion. Vụ thử diễn ra tại khu vực hoang mạc thuộc bang New Mexico, Tây Nam nước Mỹ, trong thời gian tổng cộng 135 giây.
Đây là lần đầu tiên NASA thử thành công một hệ thống phóng khẩn cấp tàu vũ trụ con thoi mang theo người, kể từ khi Mỹ khởi động chương trình Apollo nhằm đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 6/5/1945, tại vùng núi đá Lam Sơn (xã Hồng Việt, huyện Hòa An, Cao Bằng), Bác làm việc với một số cán bộ Trung ương như Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Văn Cáp, Đặng Việt Châu cùng cán bộ của Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng bàn về một số công việc chuẩn bị khởi nghĩa.
Ngày 6/5/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt các đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ III (1962). Ảnh tư liệu |
Ngày 6/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về Phái đoàn Việt Nam ở Đà Lạt đã đạt được thỏa thuận: Hai chính phủ cử ra một ban để nghiên cứu nhằm xây dựng một không khí tốt đẹp, xóa bỏ sự thù địch. Sau đó, Hội đồng Chính phủ nghe thông báo tình hình quân sự giữa Việt Nam và Pháp, một số công việc thuộc nội vụ như báo chí, quảng cáo và thảo luận một số việc về kinh tế như đổi giấy bạc, khai thác mỏ...
Ngày 6/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 60/SL, đổi tên “Ủy ban Kháng chiến toàn quốc” thành “Quân sự ủy viên hội”.
Ngày 6/5/1950, Bác Hồ đến thăm Hội nghị toàn quốc lần thứ I về công tác huấn luyện và học tập. Bằng kinh nghiệm của một nhà tổ chức tuyên truyền cách mạng lão luyện, bài nói của Người đề cập tới nhiều vấn đề cơ bản. Về người cán bộ huấn luyện, Bác yêu cầu: “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: Tư tưởng, đạo đức, lối làm việc".
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thành lập và quy định nhiệm vụ tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Lương Bằng làm Tổng giám đốc.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời để góp phần giải quyết những khó khǎn về kinh tế tài chính, đẩy mạnh kháng chiến. Ngân hàng có kế hoạch cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, giúp công thương mở mang kinh doanh.
Riêng nǎm 1953-1954 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nông dân ở 620 xã, phát động quần chúng giảm tô cải cách ruộng đất và lập được 8605 quỹ vay mượn tương trợ...
Ngày 6/5/1961, phát biểu tại Hội nghị Trung ương 4 khoá III, Bác nghiêm khắc vạch ra những khuyết điểm (được ghi trong biên bản): "Chúng ta chậm không phải vì chúng ta không nhận thấy khuyết điểm, mà là do chúng ta không chịu sửa".
Ngày 6/5/1962, trong diễn văn bế mạc Đại hội Liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III, Bác cho rằng: “Trong Đại hội này, chưa nêu rõ vai trò quan trọng của những người cán bộ làm báo và cán bộ nghệ thuật... Các báo chí phải khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết... Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác v.v... Đó cũng là một trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ ...”.