Thứ bảy 23/11/2024 04:56

Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 6/3: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa" Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 6/3 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 6/3/1903: Ngày sinh nhà vǎn Nguyễn Công Hoan. Ông quê ở huyện Vǎn Giang, tỉnh Hưng Yên và qua đời nǎm 1977. Ông đã viết hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện dài, cùng nhiều thể loại vǎn học khác. Ông được xếp là người đứng hàng đầu trong trào lưu vǎn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám.

Bác Hồ thăm nhà máy Cẩm Phả năm 1959

- Ngày 6/3/1911: Ngày sinh của ông Lê Thanh Nghị, tên thật là Nguyễn Khắc Xứng trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thượng Cốc, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông mất nǎm 1989. Từ nǎm 1951 đến nǎm 1982, ông Lê Thanh Nghị được bầu làm ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, và được cử giữ các chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng nhà nước. Ông là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VI, đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.

- Ngày 6/3/1946: Buổi sáng, quân Tưởng đã chủ động nổ súng vào tàu chiến Pháp tiến vào cảng Hải Phòng ở miền Bắc. Quân Pháp phản pháo ngay lập tức. Giao tranh kéo dài đến trưa hôm đó, với thương vong và thiệt hại cho cả hai bên.

Thời điểm này, tại Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội đồng Chính phủ họp để hoàn chỉnh dự thảo một văn bản để ký kết với Pháp. 16h30, tại số nhà 38 Lý Thái Tổ, bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và một bên là Jean Sainteny, đại diện Chính phủ Pháp.

Theo Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu ý dân. Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng. Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút 1/5. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris.

Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớ bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.

- Ngày 6/3/1947: Cuộc kháng chiến toàn quốc bước qua tháng thứ ba, gặp gỡ những người làm việc gần mình, Bác giải thích: Sức ta bây giờ như chàng trai mười sáu mà sức giặc bây giờ như một lão già quỷ quyệt, độc ác. Nếu ta cậy sức đánh bừa thì sao chắc thắng được. Phải vừa đánh vừa nuôi sức mình cho khỏe lên... Khi sức ta đã khoẻ, giặc suy yếu dần, ta mới lừa thế quật ngã nó, như vậy mới chắc thắng. Cho nên kháng chiến trường kỳ mới nhất định thắng lợi. Và những người giúp việc gần Bác nhất từ đó, mang các tên: Kháng, Chiến, Trường, Kỳ, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

- Ngày 6/3/1965: Quân đội Mỹ đã đổ bộ những đơn vị đầu tiên lên Cảng Đà Nẵng. Từ đây cuộc can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ.

- Ngày 6/3/1969: Kho K332 (tiền thân là Tiểu đoàn kho 33) được thành lập, là kho dự trữ chiến lược của Quân chủng Phòng không - Không quân, với chức năng nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, cấp phát, quản lý, bảo quản, niêm cất, đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật, tên lửa, xe đặc chủng, phụ tùng vật tư kỹ thuật Phòng không và Không quân.

- Từ ngày 6/3/1979 đến 8/3/1979: Hội đồng hoà bình thế giới tổ chức hội nghị quốc tế khẩn cấp ủng hộ Việt Nam tại Henxinki (Phần Lan). Hơn 100 nước và 30 tổ chức quốc tế dự hội nghị. Hội nghị đã đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết và bảo vệ Việt Nam.

- Ngày 6/3/2002: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 12/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xưởng Đúc gang thuộc Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội thành Công ty cổ phần Cơ điện Hà Nội.

- Ngày 6/3/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 35/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam về trực thuộc Bộ Công nghiệp.

- Ngày 6/3/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 39/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Giầy Thăng Long, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam về trực thuộc Bộ Công nghiệp.

- Ngày 6/3/2007: Quyết định 12/2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

- Ngày 6/3/2007: Bộ Thương mại ban hành Quyết định 0374/QĐ-BTM về giá bán xăng.

- Ngày 6/3/2009: Quyết định 1155/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của Ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009.

- Ngày 6/3/2012: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 989/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Tại Quyết định nêu định hướng, tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tuyến và các địa phương trên cả nước để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp; hình thành mối liên kết trong sản xuất và hợp tác tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm. Phân bố không gian công nghiệp một cách hợp lý nhằm phát huy hết lợi thế của từng địa phương trên tuyến tạo sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến phân phối sản phẩm.

- Ngày 6/3/2012: Quyết định 984/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.

- Ngày 6/3/2017: Bộ Công Thương có Công văn 1775/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

* Sự kiện quốc tế

- Ngày 6/3/1869: Dmitri Mendeleev trình bày Bảng tuần hoàn đầu tiên trước Hội Hóa học Nga.

- Ngày 6/3/1862: Trong Nội chiến Hoa Kỳ, bắt đầu Trận Pea Ridge tại quận Benton, Arkansas.

- Ngày 6/3/1521: Ngày mất của Magienlǎng - Nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha. Ông là người đầu tiên đã thực hiện chuyến vượt qua các đại dương vòng quanh trái đất bằng thuyền. Cuộc thám hiểm của ông đã chứng minh trên thực tế một điều là Trái đất hình tròn.

- Ngày 6/3/1902: Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Real Madrid được chính thức thành lập.

* Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ngày 6/3/1948: Bác gửi thư tới Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ hai nêu tầm quan trọng của công tác chính trị và phẩm chất của người chính trị viên: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn... Chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (Ảnh tư liệu)

- Ngày 6/3/1954: Trong bài viết “Chống nạn giấy tờ” đăng tải trên báo Nhân dân số 170, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Nạn giấy tờ đã làm tốn của hao công của nhân dân, nó cũng làm hỏng tư tưởng và tác phong của cán bộ... là mẹ đẻ ra nạn tham ô, lãng phí”. Trong bài viết Người đã chỉ ra những biểu hiện, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của nạn giấy tờ. Ở các bộ từ Trung ương đến cơ quan các xã, đặc biệt như các Bộ Tài chính, Canh nông, Nội vụ...

- Ngày 6/3/1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Indonesia Sukarno đến thăm làng Ubut, một căn cứ kháng chiến chống Nhật của Indonesia và thăm thủ phủ Bali.

- Ngày 6/3/1967: Bác Hồ gửi thư khen quân dân Thanh Hoá bắn rơi chiếc máy bay thứ 1.700 và 1.701 của Mỹ. Cùng ngày, Bác viết thư gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ hoan nghênh cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhấn mạnh: Tổ quốc và nhân dân Việt Nam rất tự hào vì miền Nam Thành đồng Tổ quốc.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực