Thứ sáu 15/11/2024 00:24

Ngày này năm xưa 27/8: Thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Ngày này năm xưa 27/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 27/8 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 27/8/1946, Chính phủ ký Sắc lệnh số 172/SL cho phép Nha Bưu điện Việt Nam in và phát hành bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Bộ tem gồm 5 mẫu thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên chiếc tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với vị lãnh tụ vĩ đại sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Các lực lượng chức năng chống buôn lậu trên tuyến biên giới Lạng Sơn

Người có vinh dự được vẽ mẫu tem đầu tiên này là cố họa sĩ Nguyễn Sáng. Ông đã tập trung tài trí vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng yêu cầu tem thư: Chi tiết, đặc trưng và chính xác cao, đúng chất đồ họa, phù hợp với điều kiện in tem khó khăn, thiếu thốn của những ngày đầu dựng nước. Đây là bộ tem đầu tiên của Nhà nước cách mạng, ban hành trong nước và đi toàn thế giới, có ý nghĩa lịch sử gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Ngày 27/8/1995, bắt đầu xây dựng Nhà máy xi mǎng Bút Sơn (tỉnh Hà Nam). Khi hoàn thành, nhà máy có thể sản xuất 1,4 triệu tấn xi mǎng một nǎm. Nhà máy xi mǎng Bút Sơn là công trình đầu tiên thực hiện theo phương thức: Ta tự huy động vốn các nguồn, tự chịu trách nhiệm về xây dựng và áp dụng quy chế đấu thầu.

Ngày 27/8/2001, Quyết định 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn: Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Ngày 27/8/2007, Quyết định 001/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Phụ lục 3 Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam - mẫu D để hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN” ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 4/10/2004.

Ngày 27/8/2008, Quyết định 4674/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc thành lập Tổ công tác về các dự án điện, để kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện các dự án điện đã và đang chuẩn bị triển khai xây dựng thuộc Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2015, có xét đến 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI).

Chức năng của Tổ công tác giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI đáp ứng mục tiêu, tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; là đầu mối tổng hợp các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI. Tổ công tác chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực Năng lượng; được sử dụng con dấu của Bộ Công Thương để giao dịch và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cũng trong ngày 27/8/2008, Bộ Công Thương có Thông báo 296/TBLT-BTC-BCT về việc điều chỉnh giảm giá xăng, dầu hoả.

Ngày 27/8/2010, Quyết định 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.

Ngày 27/8/2013, Nghị định 97/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.

Cùng ngày, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 6110/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sự kiện quốc tế

Ngày 27/8/1770, ngày sinh Phơriđrich Hêghen (Friedrich Hegel) triết gia nổi tiếng người Đức, người đề xướng ra phép biện chứng trong sự phát triển sự vật. Ông học triết học tại Chủng viện Thần học của Hội Giáo hội Tin lành. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy đại học.

Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Khoa học của lôgic", "Cơ sở triết học", "Từ điển Bách khoa các khoa học về triết học", "Nguyên lý triết học của luật pháp", "Mỹ học", "Lôgic"... Với các tác phẩm của mình, tên tuổi ông được truyền tụng trong các giờ giảng về triết học. Triết học của ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền vǎn hoá thế giới ở thế kỷ 19 và 20.

Ngày 27/8/1883, Krakatoa, ngọn núi lửa tại Indonesia phun trào làm 1.000 người chết. Ngoài ra làn sóng tạo ra sau vụ nổ đã gây nên sóng thần cao 30 mét làm chết 36.000 người trên khắp thế giới.

Ngày 27/8/1962, bắt đầu cho thực hiện Mariner 2 - chuyến thám hiểm không gian không người lái đến Sao Kim do NASA tiến hành.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 27/8/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Ủy ban Dân tộc Giải phóng đưa ra đề nghị cụ thể về chính sách đại đoàn kết dân tộc để thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đại diện các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái, những nhân vật có danh vọng trong xã hội. Hưởng ứng đề nghị trên, nhiều ủy viên Việt Minh xin rút lui để nhường ghế cho những thành phần khác. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bác Hồ thăm Xưởng Cơ khí - nay là Công ty CP Cơ khí Gang thép Thái Nguyên ngày 1/1/1964

“Chủ nghĩa Mác - Lê nin dạy chúng ta rằng: Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện thêm bạn, bớt kẻ thù”. Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận” vào cuối tháng 8/1962.

Lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước đã nhắc nhở dân tộc ta phải kiên định thực hiện nhất quán quan điểm “thêm bạn, bớt thù” và được Đảng, Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới với việc đổi mới tư duy từ “bạn và thù” sang “đối tác và đối tượng” - cái mới, bước đột phá khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta trong đổi mới, hội nhập quốc tế.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục để bộ đội nhận rõ “đối tác, đối tượng”, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới