Chủ nhật 29/12/2024 07:19

Ngày này năm xưa 27/12: Khánh thành hai nhà máy điện Cà Mau 1 và 2

Ngày này năm xưa 27/12, Chính phủ ra Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của Bộ Công Thương; khánh thành Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2.

Chuyên mục “Ngày này năm xưaBáo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 27/12 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 27/12/1950: Là ngày Đại đoàn 312 - tiền thân của Sư đoàn Bộ binh 312 (Quân đoàn 1) ngày nay được thành lập. Đây là một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự ra đời của Sư đoàn đã đánh dấu bước trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta.

Ngày 27/12/1996: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Tổng thể đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước sâu Chân Mây" (ở tỉnh Thừa Thiên Huế).

Ngày 27/12/1996: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Tổng thể đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước sâu Chân Mây" (ở tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vịnh này có lợi thế để xây dựng một cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nằm trong cụm cảng vùng trọng điểm miền Trung, cảng Chân Mây còn đóng vai trò điều phối khối lượng hàng hoá chu chuyển thích hợp cho vùng Trung Bộ. Dự án xây dựng khu đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước Chân Mây được xem là một đột phá khẩu trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế, đưa tỉnh này vươn lên hoà nhập cùng quá trình phát triển chung của đất nước.

Ngày 27/12/2005: Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

Ngày 27/12/2007: Chính phủ ban hành Nghị định 189/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Ngày 27/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 189/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hóa trong nước, xuất khập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ…

Ngày 27/12/2008: Khánh thành nhà máy điện Cà Mau 1 và 2. Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành thương mại đến ngày 29/10/2021 hai Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 đã sản xuất đạt sản lượng 100 tỷ kWh điện, đóng góp nguồn điện quan trọng cho hệ thống điện quốc gia và góp phần phát triển kinh tế các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 27/12/2008: Khánh thành nhà máy điện Cà Mau 1 và 2

Ngày 27/12/2008, khởi công xây dựng nhà máy đạm Cà Mau. Nhà máy Đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn urê/năm được xây dựng trên diện tích 52 ha tại địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, với tổng mức đầu tư 900,2 triệu USD. Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm: Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA (Đan Mạch); công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italy); công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. (Nhật Bản). Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho nhà máy là các tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, phòng chống cháy nổ của Việt Nam.

Ngày 27/12/2012: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 43/2012/TT-BCT về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện.

Ngày 27/12/2013: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 36/2013/TT-BCT quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia. Thông tư này được Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10/7/2018.

Ngày 27/12/2017: Chính phủ ban hành Quyết định số 2100/QĐ-TTg phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 3 (trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam).

Ngày 27/12/2018: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4894/QĐ-BCT về việc đính chính Thông tư số 45/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.

Ngày 27/12/2018: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4889/QĐ-BCT về tiêu chuẩn kỹ thuật và Ban hành hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng áp dụng cho Chương trình dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng LED.

Sự kiện quốc tế

Ngày 27/12/1571, Ngày sinh của Johannes Kepler - nhà thiên văn nổi tiếng Đức, là một trong những người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại. Ông đi sâu nghiên cứu hình học, thiên văn học và sáng tác ra một loại sách lịch, trong đó có bàn về chiêm tinh. Ông đã chứng minh được ba định luật quan trọng, sau này mang tên ông, về sự chuyển động của hành tinh. Ông viết các cuốn: "Tân thiên văn", "Sự hoà hợp của vũ trụ", có giá trị khoa học cao. Ông thiết lập ngành quang hình học, hoàn thiện khoa giải phẫu mắt.

Ngày 27/12/1822: Ngày sinh Louis Pasteur. Ông là tiến sĩ vật lý và hóa học người Pháp. Các nghiên cứu của ông về bệnh dại đã gây nên những cuộc bút chiến mạnh mẽ và dẫn tới việc điều chế được vắc xin phòng chống bệnh dại. Viện nghiên cứu về vệ sinh dịch tễ ở Thủ đô Paris đã được mang tên ông. Từ Viện này, trên khắp châu lục đã hình thành các Viện Pasteur quốc gia.

Ngày 27/12/1923, ngày mất của Alexandre Gustave Eiffel. Ông chính là “cha đẻ” của tháp Eiffel, biểu tượng của thủ đô Paris nước Pháp. Ngoài ra Eiffel còn thiết kế nhiều công trình nổi tiếng thế giới khác.

Ngày 27/12/2020, Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh lần đầu tiên tổ chức, được Liên Hợp Quốc kêu gọi nhằm ủng hộ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, chuẩn bị và hợp tác chống lại dịch bệnh.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 27/12/1946, trong bài viết “Một vài ý kiến về các Ủy ban Kiến thiết, động viên dân chúng, tăng gia sản xuất, Ủy ban tản cư”, Bác đưa ra khẩu hiệu: “Tiền phương ra sức chiến đấu, hậu phương tăng gia sản xuất, tiền hậu phương đều kháng chiến, thì kháng chiến quyết thắng lợi!” .

Ngày 27/12/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi tiếp khách của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp phái đoàn thương mại của Chính phủ nước Cộng hòa Ai Cập sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Nói chuyện tại buổi tiếp khách, Bác khẳng định “Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân Ai Cập đều nhằm mục tiêu độc lập dân tộc của mỗi nước và bảo vệ hòa bình thế giới”. Người nhờ các vị khách Ai Cập chuyển lời thăm hỏi tới các vị lãnh đạo Chính phủ Ai Cập.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Đại hội nhân dân Á - Phi. Trong bức điện, Người khẳng định “Việt Nam là một thành viên trong đại gia đình Á - Phi và tin rằng nhân dân Á - Phi đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, chống đế quốc xâm lược, thì sẽ ngăn chặn được những kẻ phiêu lưu gây chiến tranh”.

Ngày 27/12/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 1962 và bàn về công tác lãnh đạo và tổ chức thi đua năm 1963.

Nói chuyện với các đại biểu dự hội nghị, Người nhấn mạnh vai trò của thủ trưởng các bộ, các ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng và nhất là phải đặc biệt chú ý công tác giáo dục tư tưởng, làm cho cán bộ và công nhân thật sự thấm nhuần tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, điều này làm được tốt thì mọi việc đều giải quyết dễ dàng.

Ngày 27/12/1959, Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người cháu nuôi của Bác”, ký bút danh K.V., đăng Báo Nhân dân, số 2111, ghi lại những ngày tháng khi Người còn hoạt động ở Pắc Bó (Cao Bằng).

Xác máy bay B.52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Ngày 27-12-1967, Bác gửi thư khen đồng bào và chiến sĩ Quân khu 4 dũng cảm, kiên cường, đánh giỏi, thắng lớn đã bắn rơi 1.000 máy bay, trong đó có hai Pháo đài bay B.52 và bắn chìm nhiều tàu chiến của địch.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện