Ngày này năm xưa 24/9: Ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại; công bố sách trắng Quốc phòng

Ngày này năm xưa 24/9: Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại; Công bố sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ nhất.
Ngày này năm xưa 22/9: Thành lập Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam Ngày này năm xưa 23/9: Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020

Chuyên mục “Ngày này năm xưaBáo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế ngày 24/9; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 24/9/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 101/2004/QĐ-BCN quyết định về việc chuyển Công ty Giấy Đồng Nai thành Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai.

Ngày 24/9/2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra Quyết định1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

Ngày này năm xưa 24/9: Công bố sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ nhất
Ngày 24/9/2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra Quyết định1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

Ngày 24/9/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 100/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Nhựa Tân Phú thuộc Công ty Nhựa Việt Nam thành Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú.

Ngày 24/9/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 31/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân.

Ngày 24/9/2019, Hội nghị chuyên đề về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, những năm gần đây, ngành cơ khí chiếm hơn 36% tổng số mã ngành cấp 5 của công nghiệp chế biến, chế tạo theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đây là ngành góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về thị trường, trình độ khoa học - công nghệ, nguyên phụ liệu, nguồn nhân lực…

Theo Chính phủ, ngành cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đặc biệt, ngành cơ khí Việt Nam phải phát triển với các sản phẩm có chất lượng, chi phí sản xuất thấp, sức cạnh tranh cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi hơn, khuyến khích hơn, tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong thời gian tới.

Ngày này năm xưa 24/9: Ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại; công bố sách trắng Quốc phòng
Hội nghị đã đưa ra các kiến nghị để tạo động lực cho ngành cơ khí phát triển. Ảnh minh họa

Ngày 24-9-1945: Ngày truyền thống lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân.

Ngày 24-9-1949: Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cách đây 73 năm, vào đầu năm 1949, giữa lúc công cuộc kháng chiến, kiến quốc của nhân dân ta đang chuyển sang giai đoạn mới, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cao, đáp ứng những yêu cầu cấp bách của công cuộc kháng chiến, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa I), tháng 1-1949 quyết định thành lập hệ thống trường Đảng các cấp. Sự ra đời của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở ra những trang sử mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta.

Suốt 73 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều giai đoạn với nhiều tên gọi khác nhau, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển, trưởng thành, cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các thế hệ lãnh đạo, đội ngũ các nhà giáo, cán bộ khoa học, công chức, viên chức của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ tinh thần lao động sáng tạo, xây dựng học viện phát triển về mọi mặt, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và nghiên cứu lý luận của Đảng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm nghìn cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp, cán bộ lý luận chính trị cho hệ thống chính trị. Nhiều cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện đã trưởng thành, đảm nhận cương vị cao trong cơ quan lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước, cán bộ quản lý chủ chốt ở Trung ương và địa phương.

Với những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh lại vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai. (Nguồn: qdnd.vn)

Ngày 24/9/1957, ngày mất của đồng chí Nguyễn Chánh. Nhà cách mạng Nguyễn Chánh (1914-1957) sinh trưởng trong một gia đình trung nông tại đội 6, thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông bắt đầu các hoạt động cách mạng khi còn rất trẻ. Từ năm 1929 ông đã tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1931 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1935-1939, ông là Tỉnh ủy viên Quảng Ngãi, rồi sau đó là Bí thư liên tỉnh Nghĩa-Bình-Phú. Ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam và đưa đi đày nhiều lần. Đầu năm 1945, sau khi được trả tự do ông đã được bầu vào Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Cuộc đời binh nghiệp của đồng chí Nguyễn Chánh gắn liền với mặt trận Liên khu 5, một chiến trường khó khăn về kinh tế, bị quân đội Pháp bao vây tứ bề, cách xa Trung ương, nhưng lại có vị trí chiến lược rất quan trọng. Dưới sự lãnh đạo quân sự của ông, quân và dân Khu 5 đã giành nhiều thắng lợi quan trọng. Trong đó, ông đã chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, đánh thắng trận An Khê, phá tan cuộc hành binh Atlante của tướng Henri Navarre. Chiến thắng này góp phần chia lửa cùng chiến trường Điện Biên Phủ ở Việt Bắc, cùng cả nước đi đến thắng lợi, buộc Pháp phải đầu hàng và rút khỏi Việt Nam. Sau năm 1954, đồng chí Nguyễn Chánh được bổ nhiệm làm Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng cho tới ngày mất. (Nguồn: qdnd.vn)

Ngày 24/9/1998, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ nhất mang tên "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc".

Ngày này năm xưa 24/9: Ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại; công bố sách trắng Quốc phòng
Đến nay, sự kiện công bố sách trắng Quốc phòng đã trở thành hoạt động thường niên

Ngày 24/9/1965: Quân và dân Vĩnh Linh bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 600 trên miền Bắc.

Sự kiện quốc tế

Ngày 24/9/1960, USS Enterprise là hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới vào hoạt động.

Ngày 24/9/2014, Ấn Độ đã đi vào lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới khi trở thành quốc gia đưa được tàu vũ trụ vào quỹ đạo Sao Hỏa ngay trong lần phóng đầu tiên. (Nguồn: baochinhphu.vn).

Ngày 24/9/1948, Công ty Motor Honda được thành lập tại Tokyo, Nhật Bản.

Ngày 24/9/1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới.

Ngày 24/9/1993, chế độ quân chủ được phục hồi tại Campuchia khi Hiến pháp mới có hiệu lực, Norodom Sihanouk (hình) trở thành quốc vương lần thứ hai.

Ngày 24/9/2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cuba theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Raul Castro. Đây là chuyến thăm chính thức Cuba đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đấy 56 năm. (Nguồn: qdnd.vn).

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 24/9/1952, dự họp Bộ Chính trị, Bác yêu cầu: “Cán bộ cao cấp cần viết bài cổ động phong trào thi đua gửi đăng báo Đảng, coi đó là một trong những mục tiêu chính trị của Trung ương… những bài báo cổ động thi đua cần viết ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề chủ chốt nhất”.

(Sách Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 5 – NXB Chính trị quốc gia 2007).

Ngày 24/9/1949, lời Bác dạy ngày này năm xưa:“Trên mặt trận nông nghiệp, mỗi đồng bào nhà nông phải là một chiến sĩ xung phong. Chiến sĩ trước mặt trận thì xung phong giết giặc bằng súng đạn. Chiến sĩ nhà nông thì xung phong giết giặc bằng cày cuốc, nghĩa là phải xung phong tăng gia sản xuất, để giúp cho bộ đội đủ ăn đủ mặc để đánh giặc”.

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Việt Bắc quyết thắng”. Đây là thời điểm cách mạng nước ta gặp rất nhiều khó khăn, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rút về căn cứ địa Việt Bắc để bảo toàn và phát triển lực lượng, chỉ đạo cả nước trường kỳ kháng chiến.

Thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, quân và dân ta đã chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hậu phương thi đua tăng gia sản xuất giỏi với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường thi đua giết giặc lập công, với khẩu hiệu “mỗi viên đạn là một quân thù” tiến hành cuộc kháng chiến ba nghìn ngày, với tinh thần: “Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…” đã làm nên một Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong thành tích vẻ vang đó, có công sức đóng góp rất lớn của nông dân, nông nghiệp Việt Nam, đã xây dựng nên một hậu phương lớn chi viện kịp thời cho tiền tuyến ăn no, đánh thắng, càng đánh càng mạnh.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Xem thêm